Đề bài
Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áo dụng định luật bảo toàn khối lượng tính khối lượng O2 tác dụng với kim loại và số mol O trong oxit.
Viết các phương trình hóa học xảy ra, nhận xét quan hệ số mol của HCl và nước. Chú ý: Ag không tác dụng với oxi.
Số mol HCl gấp đôi số mol của O trong oxit → tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng.
Lời giải chi tiết
a) Phương trình hoá học của phản ứng :
Ag không tác dụng với oxi, không tác dụng với dung dịch HCl nên 2,7 gam chất rắn không tan là Ag.
Hỗn hợp kim loại với oxi.
4Al + 3O2 —>2Al2O3
3Fe + 2O2 —> Fe3O4
2Cu + O2 —> 2CuO
Hỗn hợp chất rắn Y với dung dịch HCl
Al2O3 + 6HCl —----> 2AlCl3 + 3H2O
Fe3O4 + 8HCl ------> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
CuO + 2HCl ------ > CuCl2 + H2O
Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng của X với O2, ta có: \({m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_Y}\)
\( \to {m_{{O_2}}} = {m_Y} - {m_X} = 8,7 - 6,7 = 2\,\,gam \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{2}{{32}} = 0,0625\,\,mol\)
Bảo toàn nguyên tố Oxi: \({n_{O(oxit)}} = 2{n_{{O_2}}} = 2.0,0625 = 0,125\,\,mol\)
So sánh các phản ứng của hỗn hợp Y với dung dịch HCl ta thấy nHCl = 2nO(oxit) = 2.0,125 = 0,25 mol
\( \to {V_{HCl}} = \dfrac{{0,25}}{2} = 0,125\,\,(l)\)
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1 - Sinh 9
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Đề kiểm tra giữa kì 2
CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Đề thi vào 10 môn Toán Hậu Giang