Trên một bàn là có ghi 110V - 550W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V - 100W.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi:
Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường.
2. Phương pháp giải:
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là :
3. Lời giải chi tiết:
Điện trở của bàn là: $R_1=\frac{U_1^2}{\mathrm{P}_1}=\frac{110^2}{550}=22 \Omega$.
Điện trở của bóng đèn: $R_2=\frac{U_2^2}{\mathrm{P}_2}=\frac{110^2}{100}=121 \Omega$.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi:
Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? (Cho rằng điện trở của bóng đèn và của bàn là không đổi).
2. Phương pháp giải:
Công thức định luật Ohm.
3. Lời giải chi tiết:
Điện trở tương đương của toàn mạch: $R=R_1+R_2=22+121=$ $143 \Omega$.
Cường độ dòng điện trong mạch: $I=\frac{U}{R}=\frac{220}{143} \approx 1,54 \mathrm{~A}$.
Hiệu điện thế giữa hai đầu bàn là: $U_1^{\prime}=\mathrm{IR}_1=1,54.22=33,88 \mathrm{~V}$
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn: $U_2^{\prime}=I_2=1,54 \cdot 121=186 \mathrm{~V}$.
Nhận xét: $U_2^{\prime}>U_2$ nên nếu mắc như thế bóng đèn sẽ bị cháy.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi:
Có thể mắc nối tiếp hai dụng cụ này vào hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị hỏng? Tính công suất tiêu thụ của mỗi dụng cụ khi đó.
2. Phương pháp giải:
Công thức tính công suất của vật tiêu thụ điện toả nhiệt là :
3. Lời giải chi tiết:
Cường độ dòng điện định mức của bàn là và của bóng đèn là:
Khi mắc nối tiếp hai dụng cụ này vào mạch điện, để chúng không bị hỏng thì dòng điện lớn nhất trong mạch có cường độ là $\mathrm{I}^{\prime}=0,91 \mathrm{~A}$.
Hiệu điện thế lớn nhất trong trường hợp này: $U^{\prime}=I^{\prime}\left(R_1+R_2\right)=$ $0,91 \cdot 143=130,13 \mathrm{~V}$.
Công suất tiêu thụ trên bàn là: $P_1^{\prime}=I^2 \cdot R_1=0,91^2 .22 \approx 18,22 W$.
Công suất tiêu thụ trên bóng đèn: $P_2^{\prime}=I^{\prime 2} \cdot R_2=0,91^2 \cdot 121 \approx 100 \mathrm{~W}$.
Review Unit 1
Unit 4: Planet Earth
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
Unit 7: Things that Matter
Chương 7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11