Đề bài
Một học sinh thả 300g chì ở 100°C vào 250g nước ở 58,5°C làm cho nước nóng lên tới 60°C.
a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt.
b) Tính nhiệt lượng nước thu vào.
c) Tính nhiệt dung riêng của chì.
d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/Kg.K.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \( Q=mc\Delta t\)
Lời giải chi tiết
Ta có:
a) Nhiệt độ cuối cùng của chì cũng là nhiệt độ cuối cùng của nước, nghĩa là bằng 60°C
b) Nhiệt lượng nước thu vào:
Q = m1C1(t - t1) = 4 190.0,25(60 - 58,5) = 1 571,25J
c) Nhiệt lượng trên do chì tỏa ra, do đó tính nhiệt dung riêng của chì:
\({C_2} = \dfrac{Q}{m_2( t_2- t)} = \dfrac{1571,25}{0,3(100 - 60)} \approx 130,93J/kg.K\)
d) Nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng gần bằng nhau, vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường xung quanh.
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 8 TẬP 1
Phần Lịch sử
Các bài tập làm văn
Mĩ thuật
Unit 5: Our customs and traditions