Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
Hãy điền đầy đủ vào các ô trống cho ở bảng sau (đơn vị độ dài: cm):
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cho hình nón có chiều cao \(h,\) bán kính đáy \(r\) và đường sinh \(l.\) Khi đó:
+) Đường kính đáy: \(d=2r.\)
+) Thể tích hình nón: \(V=\dfrac{1}{3} \pi r^2h.\)
+) Mối quan hệ \(l^2=h^2+r^2.\)
Lời giải chi tiết
Cách tính:
Lấy \(\pi=3,14\)
+ Dòng thứ nhất: Khi \(r = 5cm;h = 12cm\) ta có
- Đường kính \(d = 2r = 2.5 = 10cm\)
- Đường sinh \(l = \sqrt {{r^2} + {h^2}} = \sqrt {{5^2} + {{12}^2}} = 13\,cm\)
- Thể tích \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.5^2}.12 = 100\pi=314 \left( {c{m^3}} \right)\)
+ Dòng thứ hai: Khi \(d = 16cm;h = 15cm\) ta có
- Bán kính \(r = \dfrac{d}{2} = \dfrac{{16}}{2} = 8cm\)
- Đường sinh \(l = \sqrt {{r^2} + {h^2}} = \sqrt {{8^2} + {{15}^2}} = 17\,cm\)
- Thể tích \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.8^2}.15 = 320\pi =1004,8\left( {c{m^3}} \right)\)
+ Dòng thứ ba: Khi \(r = 7cm;l = 25cm\) ta có
- Đường kính \(d = 2r = 2.7 = 14cm\)
- Vì \({l^2} = {h^2} + {r^2} \Rightarrow h = \sqrt {{l^2} - {r^2}} = \sqrt {{{25}^2} - {7^2}} = 24cm\)
- Thể tích \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.7^2}.24 = 392\pi \approx 1230,9\left( {c{m^3}} \right)\)
+ Dòng thứ tư: Khi \(d = 40cm;l = 29cm\) ta có
- Đường kính \(r = \dfrac{d}{2} = \dfrac{{40}}{2} = 20cm\)
- Vì \({l^2} = {h^2} + {r^2} \Rightarrow h = \sqrt {{l^2} - {r^2}} = \sqrt {{{29}^2} - {{20}^2}} = 21cm\)
- Thể tích \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.20^2}.21 = 2800\pi =8792 \left( {c{m^3}} \right)\)