26.5
Tia laze có độ đơn sắc cao. Chiếu chùm tia laze vào khe của máy quang phổ ta sẽ được
A. quang phổ liên tục.
B. quang phổ vạch phát xạ có nhiều vạch.
C. quang phổ vạch phát xạ chỉ có một vạch.
D. quang phổ vạch hấp thụ.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về các loại quang phổ
Lời giải chi tiết:
Chiếu chùm tia laze vào khe của máy quang phổ ta sẽ được quang phổ vạch phát xạ chỉ có một vạch.
Chọn C
26.6
Cho một chùm sáng do một đèn có dây tóc nóng sáng phát ra truyền qua một bình đựng dung dịch mực đỏ loãng, rồi chiếu vào khe của một máy quang phổ. Trên tiêu diện của thấu kính buồng tối ta sẽ thấy
A. một quang phổ liên tục.
B. một vùng màu đỏ.
C. một vùng màu đen trên nền quang phổ liên tục.
D. tối đen, không có quang phổ nào cả.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về các loại quang phổ
Lời giải chi tiết:
Trên tiêu diện của thấu kính buồng tối ta sẽ thấy một vùng màu đen trên nền quang phổ liên tục.
Chọn C
26.7
Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong một mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ nào của mẫu đó?
A. Quang phổ vạch phát xạ.
B. Quang phổ liên tục.
C. Quang phổ hấp thụ.
D. Cả ba loại quang phổ trên.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về các loại quang phổ
Lời giải chi tiết:
Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong một mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ vạch phát xạ của mẫu đó
Chọn A
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG 7. CROM-SẮT-ĐỒNG
Unit 6: Future Jobs - Việc Làm Tương Lai
Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ