SBT- Phần Lịch Sử- KNTT

Bài 3- Phần Tự luận- trang 54 Sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề bài

Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá về vai trò Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938: "Mưu cũng giới mà đánh công giỏi” Dựa trên kiến thức đã học và nhận thức của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) chứng minh cho ý kiến trên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào nội dung trang 83,84 SGK và nêu cảm nhận của em

Lời giải chi tiết

Năm 938, quân Nam Hán sang sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền bấy giờ đã cho người đóng cọc lim, đầu vót nhọn, bọc sắt cứng xuống lòng sông Bạch Đằng. Chờ khi thủy triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho quân đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Quân Nam Hán tưởng thật, bèn ồ ạt dùng thuyền lớn đuổi theo. Khi toàn bộ chiến thuyền của quân Nam Hán rơi vào vùng bãi cọc, cũng là lúc thủy triều xuống rất nhanh. Thuyền Nam Hán bị trúng cọc sắt, đua nhau chìm, lật. Bấy giờ, Ngô Quyền mới dốc tổng lực ra đánh. Quân Nam Hán hỗn loạn, mười phần thì hoặc bị chết chìm, hoặc bị quân ta giết đến 6, 7 phần. Tướng giặc là Lưu Hoằng Tháo cũng chết trong đám hỗn loạn ấy. 

Sau trận thắng oanh liệt đó, nhà Nam Hán không còn dám ho he nghĩ tới chuyện xâm lấn nước Việt ta nữa.Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved