Đề bài
Dựa vào lược đồ, nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy:
- Giải thích vì sao mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm.
- Cho biết tại sao gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào? Vùng nào trong miền chịu tác động nhiều nhất của loại gió này?
- Giải thích sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam khi thổi qua dãy Trường Sơn.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại kiến thức đặc điểm tự nhiên -
Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
- Mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
+ Càng xuống phía nam thì gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính.
+ Càng xuống phía nam lượng bức xạ Mặt Trời tăng dần lên nên nhiệt độ trung bình năm tăng.
+ Do ảnh hưởng từ biển nên làm giảm nhiệt độ vào mùa hạ, tăng nhiệt độ mùa đông.
+ Các dãy núi phía tây biên giới gây nên hiệu ứng “phơn”, tạo nên gió tây khô nóng.
- Gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào vì gió thổi từ phía nước bạn Lào sang nước ta nên nó còn có tên gọi như vậy. Vùng ít chịu tác động nhiều nhất của loại gió này là vùng phía đông bắc, nơi giáp với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam:
Gió mùa Tây Nam mát và ẩm bị dãy Trường Sơn chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao, nhiệt độ giảm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6 độ C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành, mưa rơi bên sườn Tây Trường Sơn, khi không khí vượt sang bên kia, hơi nước đã giảm đi nhiều, nhiệt độ tăng, trung bình là 100m tăng 1 độ C nên sườn Đông Trường Sơn (khu vực ven biển miền Trung) rất khô và nóng.
Unit 6. A big match!
Unit 2: Life in the Countryside
Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2