Đề bài
Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm): khí hiđro; khí clo; khí cacbon đioxit, khí metan CH4 bằng cách:
a) Đặt đứng bình ?
b) Đặt ngược bình ?
Giải thích việc làm này.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Những khí nặng hơn không khí có thể thu được bằng cách đặt đứng bình.
- Những khí nhẹ hơn không khí có thể thu được bằng cách đặt ngược bình.
Lời giải chi tiết
Ta có tỉ khối của các khí so với không khí:
\(d_{H_{2}/kk}\) = \(\dfrac{M_{H_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\dfrac{2}{29}\) = 0,07;
\(d_{Cl_{2}/kk}\) = \(\dfrac{M_{Cl_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\dfrac{71}{29}\) = 2,45
\(d_{CO_{2}/kk}\) = \(\dfrac{M_{CO_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\dfrac{44}{29}\) = 1,52;
\(d_{CH_{4}/kk}\) = \(\dfrac{M_{CH_{4}}}{M_{kk}}\) = \(\dfrac{16}{29}\) = 0,55
a) Khi đặt đứng bình ta sẽ thu được những chất khí nặng hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1) như khí clo (nặng hơn 2,45 lần), khí cacbon đioxit (1,52 lần).
b) Khi đặt ngược bình ta sẽ thu được những chất nhẹ hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí nhỏ hơn 1) như khí hiđro (nhẹ hơn 0,07 lần), khí metan (nhẹ hơn 0,55 lần).
Chủ đề 3. Xây dựng trường học thân thiện
Tải 20 đề ôn tập học kì 2 Văn 8
Chủ đề 6. Tiếng hát ước mơ
Chủ đề V. Điện
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN – GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH