Đề bài
Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Lời giải chi tiết
Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch:
* Có tài nguyên du lịch phong phú: bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Thắng cảnh: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh phúc), hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…
+ Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam Định).
+ Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích văn hóa – lịch sư: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, Cổ Loa, chùa Một Cột … (Hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Dâu (Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội)…
+ Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)…
+ Làng nghề; gốm Bát tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị (Bắc Ninh), sứ Thanh trì (Hà Nội)…
* Khí hậu thuận lợi, không quá khắc nghiệt, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.
* Có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định với nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế giáo dục quan trọng.
* Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển:
- Vị trí giao thông thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước và nước ngoài.
- Có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía bắc, cảng Hải phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng).
- Các tuyến đường sắt (Bắc - Nam, Hà Nội -Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng).
- Các tuyến quốc lộ quan trọng, nối liền các thành phố lớn (QL 1A, 10, 5).
* Dân cư tập trung đông đúc, đời sống người dân ngày càng nâng cao,nên nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng nội địa cũng tăng lên.
* Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Chương 3. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC
CHƯƠNG I. CĂN BẬC HAI - CĂN BẬC BA