Đề bài
Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một ankin. Tỉ khối của A đối với hiđro là 4,8. Đun nóng hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì phản ứng xảy ra với hiệu suất được coi là 100%, tạo ra hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với Hiđro là 8.
Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Giả sử trong 1 mol A có x mol CnH2n-2 và (1 - x) mol H2 \( \to\) \({M_A}\)
+) Viết PTHH: \({C_n}{H_{2n - 2}} + 2{H_2} \to {C_2}{H_{2n + 2}}\)
+) Theo ĐLBTKL: \({m_A}\) = \({m_B}\) \( \to\) \({M_B}\)
+) Biểu diễn \({M_B}\) theo x \( \to\) n
Lời giải chi tiết
Giả sử trong 1 mol A có x mol CnH2n-2 và (1 - x) mol H2. Khối lượng của 1 mol A là :
\({M_A}\) = (14n - 2)x + 2(1 - x) = 4,8.2 = 9,6 (g/mol) (1)
Khi đun nóng 1 mol A có mặt Ni, tất cả ankin đã biến hết thành ankan (vì B không tác dụng với nước brom) :
\({C_n}{H_{2n - 2}} + 2{H_2} \to {C_2}{H_{2n + 2}}\)
x mol 2x mol x mol
Số mol khí còn lại trong B là (1 - 2x) mol nhưng khối lượng hỗn hợp B vẫn bằng khối lượng hỗn hợp A tức là bằng 9,6 g. Khối lượng của 1 mol B:
\({M_B} = \dfrac{{9,6}}{{1 - 2{\rm{x}}}}\) = 8.2 = 16 (g/mol) \( \Rightarrow \) x = 0,2.
Thay x = 0,2 vào (1), tìm được n = 3.
Hỗn hợp A : \({C_3}{H_4}\) chiếm 20%, H2 chiếm 80%.
Hỗn hợp B : \({C_3}{H_8}\) chiếm \(\dfrac{{0,2}}{{0,6}}\). 100% = 33%
Vậy H2 chiếm 67%.
Chương 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 10: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 4: Preserving World Heritage
Chủ đề 4: Hydrocarbon
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11