Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV. Hàm số y=ax^2 (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề bài
Tích của hai số tự nhiên liên tiếp lớn hơn tổng của chúng là 109. Tìm hai số đó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1. Lập phương trình:
+ Chọn ẩn số và đặt điều kiện cho ẩn số.
+ Biểu thị các dữ kiện chưa biết qua ẩn số.
+ Lập phương tình biểu thị tương quan giữa ẩn số và các dữ kiện đã biết.
Bước 2. Giải phương trình.
Bước 3. Kiểm tra nghiệm của phương tình (nếu có) với điều kiện ẩn số và đề bài để đưa ra kết luận.
Lời giải chi tiết
Gọi số bé là \(x\,,x \in \mathbb{N},x > 0\), số tự nhiên kề sau là \(x + 1\)
Tích của hai số này là \(x\left( {x + 1} \right)\) hay \({x^2} + x\)
Tổng của chúng là \(x + x + 1\) hay \(2x + 1\)
Theo đầu bài ta có phương trình
\(x\left( {x + 1} \right) - 109 = 2x + 1\) hay \({x^2} - x - 110 = 0\)
Giải phương trình
\(\Delta = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.\left( { - 110} \right) = 441 > 0 \)\(\Rightarrow \sqrt \Delta = 21\)
Nên phương trình có hai nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{1 + 21}}{2} = 11\\x = \dfrac{{1 - 21}}{2} = - 10\end{array} \right.\)
Vì \(x > 0\) nên \(x = 11\)
Trả lời: Hai số phải tìm là: \(11\) và \(12.\)
Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 9 TẬP 1
QUYỂN 1. CẮT MAY
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 - Sinh 9