Đề bài
Dưới đây cho một số nguyên tố hoá học :
Natri, đồng, photpho, magie, nhôm, cacbon, lưu huỳnh.
a) Viết công thức các oxit của những nguyên tố trên theo hoá trị cao nhất của chúng.
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa các oxit trên (nếu có) với nước.
c) Dung dịch nào sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Dựa vào qui tắc hóa trị để lập công thức oxit.
b) - Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
- Đa số các oxit axit khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2
c) - Dung dịch axit làm quì tím hóa đỏ.
- Dung dịch bazơ làm quì tím hóa xanh.
Lời giải chi tiết
a) Công thức các oxit theo hoá trị cao nhất của natri, đồng, photpho, magie. nhôm, cacbon, lưu huỳnh là : Na2O, CuO, P2O5, MgO, Al2O3, CO2, SO3.
b) Các oxit hoà tan vào nước : Na2O, P2O5, CO2, SO3 :
\((1)N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\)
\((2){P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)
\((3)C{O_2} + {H_2}O \to {H_2}C{O_3}\)
\((4)S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4}\)
c) Các oxit không hoà tan vào nước : CuO, MgO, Al2O3.
Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh : (1).
Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ : (2), (3), (4).
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1
Chủ đề 9. Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
Unit 5: Our customs and traditions