Đề bài
a) Xác định hoá trị của Ca, Na, Fe, Cu, Al trong các hiđroxit sau đây : Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3.
b) Cho 1,35 g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 7,3 g HCl. Khối lượng muối tạo thành là
A. 3,3375 g B. 6,675 g.
C. 7,775 g. D. 10,775 g.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Trong các hiđroxit trên, OH hóa trị I => hóa trị của kim loại chính bằng số nhóm OH.
b) +) Tính số mol Al và HCl
+) Viết PTHH:
\(2Al + 6HCl\, \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \)
+) Dựa thep PTHH, tìm được chất nào dư, chất nào phản ứng hết. Khối lượng muối được tính theo chất phản ứng hết.
Lời giải chi tiết
a) Trong phân tử bazơ, số nhóm OH bằng hoá trị của kim loại ; nhóm OH có hoá trị bằng I. Do đó trong :
Ca(OH)2 : Ca có hoá trị II ; NaOH : Na có hoá trị I ; Fe(OH)3 : Fe có hoá trị III ; Cu(OH)2 : Cu hoá trị II ; Al(OH)3 : Al có hoá trị III
b) Phương án B.
Phương trình hoá học :
\(2Al\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,6HCl\, \to 2AlC{l_3}\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,3{H_2} \uparrow \)
2 mol 6 mol 2 mol \({n_{Al}} = 0,05mol\)
0,05 mol 0,2 mol x mol \({n_{HCl}} = 0,2mol\)
Theo phương trình trên, ta nhận thấy dư HCl, nên tính số mol AlCl3 theo số mol Al :
\(x = 0,05mol \to {m_{AlC{l_3}}} = 0,05 \times 133,5 = 6,675(g)\)
CHƯƠNG I. TỨ GIÁC
Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân
Chủ đề VII. Sinh học cơ thể
Chương V. Điện