Đề bài
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Al, Fe và dung dịch HCl.
a) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho khí hiđro nhiều hơn ?
b) Nếu thu được cùng một lượng khí hiđro thì khối lượng kim loại nào dùng ít hơn ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) +) Gọi khối lượng của các kim loại cùng tác dụng với dung dịch HCl là a.
+) PTHH: \(2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \)
\(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)
+) Dựa theo phương trình, tính số mol hiđro theo số mol kim loại.
+) So sánh số mol hiđro thu được ở 2 PTHH => Kết luận.
b) Phần b) là bài toán ngược của phần a), học sinh làm tương tự.
Lời giải chi tiết
a) Gọi khối lượng của các kim loại cùng tác dụng với dung dịch HCl là a.
Phương trình hóa học
\(2Al\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \)
(2x27)g (3x22,4) lít
a g x lít
\(x = \dfrac{{(3 \times 22,4)a}}{{2 \times 27}}= 1,24a\)
\(Fe\,\,\,\,\, + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)
56 g 22,4 lít
a g y lít
\(y =\dfrac{{22,4a}}{{56}}= 0,4a\)
Vậy cùng một lượng Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thì nhôm cho thể tích hiđro nhiều hơn sắt.
b) Nếu thu được cùng một lượng khí hiđro thì lượng nhôm dùng ít hơn lượng sắt.
Chủ đề 9. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp theo hứng thú học tập
Unit 6: The Young Pioneers Club - Câu lạc bộ Thiếu niên Tiền phong
Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8
Chủ đề 3. Trách nhiệm với bản thân