Đề bài
Cho phản ứng phân hạch:
\({}_0^1n + {}_{92}^{235}{U} \to {}_{42}^{95}Mo + {}_{57}^{139}La + 7{}_{ - 1}^0e + X{}_0^1n\)
a) Tính \(X.\) Tại sao có cả \({}_0^1n\) ở vế phải và vế trái của phương trình phản ứng?
b) Tính năng lượng tỏa ra theo đơn vị \(MeV.\)
Cho khối lượng của các hạt nhân \({}_{92}^{235}U,{}_{42}^{95}Mo,{}_{57}^{139}La\) và của nơtron lần lượt là \({m_U} = 234,9933u;{m_{Mo}} = 94,8823u;\\{m_{La}} = 138,8706u\) và \({m_n} = 1,0087u;1u = 931MeV/{c^2};\\c = {3.10^8}m/s.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức tính năng lượng \(Q = ({m_{truoc}} - {m_{sau}}){c^2}\)
Lời giải chi tiết
a)\(X = 2\) . Hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) bắt một nơtron, sau đó bị phân hạch, tạo ra các hạt nhân con và phát ra \(2\) nơtron. Do đó, nơtron có mặt ở cả hai vế của phương trình phản ứng.
b) Công thức tính năng lượng
\(\begin{array}{l}Q = ({m_{truoc}} - {m_{sau}}){c^2}\\ = (234,9933 + 1,0087 - 94,8823 - 138,8706 - 2.1,0087).931\\ = 215,7127MeV\end{array}\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 12
CHƯƠNG V. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 12