39.1
Phản ứng nhiệt hạch là
A. phản ứng phân rã phóng xạ.
B. phản ứng phân hạch.
C. phản ứng tổng hợp hạt nhân.
D. phản ứng hạt nhân tự phát.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết phản ứng nhiệt hạch
Lời giải chi tiết:
Nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ hợp lại thành hạt nhân nặng hơn
Chọn C
39.2
Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời là do
A. các phản ứng hóa học xảy ra trong lòng nó.
B. các phản ứng phân hạch xảy ra trong lòng nó.
C. các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó.
D. các quá trình phóng xạ xảy ra trong lòng nó.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về năng lượng Mặt Trời
Lời giải chi tiết:
Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời là do các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó.
Chọn C
39.3
Tổng hợp hạt nhân \({}_2^4He\) từ phản ứng hạt nhân
\({}_1^1H + {}_3^7Li \to {}_2^4He + X\)
Mỗi phản ứng trên tỏa năng lượng \(17,3MeV.\) Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được \(0,5mol\) heli là
A. \(2,{6.10^{24}}MeV.\) B. \(2,{4.10^{24}}MeV.\)
C. \(5,{2.10^{24}}MeV.\) D. \(1,{3.10^{24}}MeV.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính số hạt \({}_2^4He\): \(N = \dfrac{m}{A}.{N_A}\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình phản ứng hạt nhân: \({}_1^1H + {}_3^7Li \to {}_2^4He + {}_2^4He\)
Vậy một phản ứng tạo ra \(2\) hạt \({}_2^4He\)
Số hạt \({}_2^4He\)có trong \(0,5mol\)là \(N = 0,5.{N_A} = 0,5.6,{02.10^{23}} = 3,{01.10^{23}}(hat)\)
Vậy số phản ứng cần có là \(\dfrac{N}{2}\)
Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được \(0,5mol\) heli là \(Q = \dfrac{N}{2}.17,3 = \dfrac{{3,{{01.10}^{23}}}}{2}.17,3 = 2,{6.10^{24}}MeV\)
Chọn A
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 7 – Hóa học 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ
Chương 2. Cacbohidrat
PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC
GIẢI TÍCH - TOÁN 12 NÂNG CAO