Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Dàn ý
Dàn ý
I, Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
- Một trong những điểm đặc biệt của tác phẩm: Viễn Phương đã đại diện nhân dân miền Nam bày tỏ lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II, Thân bài
1, Cảm xúc của nhà thơ khi tới thăm lăng Bác, trước khung cảnh bên ngoài lăng
- Đại từ nhân xưng “con”: dùng trong quan hệ gia đình, tạo cảm giác gần gũi thân thiết và tình cảm yêu mến, kính trọng của người dân với Bác.
- Miền Nam: từ xa tới lăng Bác.
- “Thăm”: gợi tình cảm chân thành, thân thuộc như con dành cho cha.
⇒ Câu thơ chứa đựng bao tình cảm chân thành, yêu kính cùng sự xúc động như thỏa nỗi mong ước của tác giả.
- Hình ảnh hàng tre:
+ Hàng tre “xanh xanh Việt Nam”: loại cây quen thuộc với làng quê Việt Nam, biểu tượng cho sự yên bình.
+ Dáng tre “đứng thẳng hàng”: biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của dân tộc.
⇒ Hàng tre như những người lính gác hàng ngày canh giữ cho giấc ngủ của Bác.
- Hình ảnh Mặt trời:
+ Mặt trời đi qua trên lăng: vật thể vĩnh hằng của vũ trụ, giúp duy trì sự sống cho muôn loài trên trái đất.
+ Mặt trời trong lăng: ẩn dụ về Bác Hồ, ví Bác như là mặt trời của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự sự ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.
- Hình ảnh dòng người – tràng hoa: hình ảnh mang 2 ý nghĩa
+ Dòng người đến viếng thăm Bác mang theo hoa để tỏ lòng thương nhớ.
+ Dòng người thành kính đến viếng Bác chính là những tràng hoa đẹp nhất tưởng nhớ Người.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng hệ thống tính từ, từ láy: xanh xanh, ngày ngày
+ Sử dụng biện pháp ẩn dụ, hình ảnh đa nghĩa: mặt trời, tràng hoa.
2, Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác
- Bác đã ra đi nhưng nhìn Người như đang trong một giấc ngủ bình yên.
- Hình ảnh vầng trăng, trời xanh: không gian vĩnh hằng.
+ Trăng thường xuất hiện trong thơ của Bác khi Người còn sống. Trăng từng bầu bạn với Người trong những năm tháng bị giam trong tù ngục, trong năm tháng nơi núi rừng chiến khu… nay cũng bầu bạn cùng Người trong cõi vĩnh hằng.
+ Trời xanh: tấm lòng, đạo đức của Người cao vợi, vẫn “mãi mãi” xanh trong cao cả dù Người đã ra đi.
- Cảm xúc dâng trào: nghe nhói ở trong tim. Dù khẳng định tinh thần, lí tưởng, tâm hồn của Bác còn mãi, nhưng nhà thơ vẫn đau lòng vô hạn trước sự thật Bác không còn nữa.
- Nghệ thuật: sử dụng hệ thống hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, giọng thơ lắng đọng, giàu cảm xúc.
3, Ước nguyện của tác giả
- Cảm xúc: thương trào nước mắt ⇒ bối cảnh thời kì đó, tác giả từ biệt mà không biết được ngày trở lại thăm viếng lăng Bác.
- Điệp ngữ “muốn làm”: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến cùng sự xúc động dâng trào của tác giả, ao ước biến thành đóa hoa, con chim, cây tre trung hiếu mãi ở lại bên Bác, canh giấc ngủ nghìn thu của người.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng điệp ngữ nhấn mạnh cảm xúc.
+ Nhắc lại hình ảnh cây tre, nhấn mạnh sự trung hiếu của dân tộc Việt Nam, đối lại với hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ: đầu bài thơ từ hình ảnh hàng tre cụ thể, tác giả khái quát thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc; cuối bài thơ từ cảm xúc vô hình của mình, tác giả cụ thể hóa thành hình ảnh cây tre.
III, Kết bài
Tổng kết về tác phẩm:
- Giọng thơ trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, tự hào, xúc động.
- Qua bài thơ, tác giả đã thay lời nhân dân phản ánh tâm trạng chung của những người con dân miền Nam khi đến viếng Bác và bày tỏ sự biết ơn vô hạn đối với Người.
Bài mẫu
Bài tham khảo số 1
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Câu thơ này đã thể hiện tình cảm rất chân thành của nhân dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như bao người dân miền Nam khi vào thăm lăng Bác. Nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện tấm lòng kính yêu tha thiết của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài thơ Viếng lăng Bác. Tình cảm nhà thơ thể hiện trong bài theo em không chỉ là của riêng tác giả mà đó còn là tình cảm chung của tất cả nhân dân miền Nam đối với Bác.
Bài thơ Viếng lăng Bác có thể là tiếng lòng của nhân dân miền Nam đối với Bác mà nhà thơ Viễn Phương đã thay họ nói lên. Bài thơ cho chúng ta thấy được lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Bác. Tình cảm thiết tha ấy được thể hiện theo mạch cảm xúc khi ở ngoài lăng, khi vào trong lăng và cuối cùng là khi ra về. Tình cảm ấy được thể hiện rất tự nhiên, chân thành bằng những ngôn từ giản dị nhưng đầy cảm xúc.
Tình cảm của tác giả được thể hiện theo mạch cảm xúc khi ở ngoài lăng, khi vào trong lăng và khi ra về. Lời đầu tiên mà tác giả nói với Bác là một lời thông báo nhưng cũng rất thân mật, gần gũi:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Lời xưng hô thân mật đã tạo cho chúng ta cảm nhận như một người con về thăm cha, tác giả đã thể hiện vị trí của Bác trong lòng những người dân miền Nam. Bác như một người cha chung, một người cha vĩ đại của toàn dân tộc ta. Khi đến thăm lăng Bác, cảm nhận của tác giả là cảm giác rất thân quen, gần gũi với hình ảnh hàng tre. Hình ảnh hàng tre vừa kiên cường vừa bình dị, gần gũi, là hình ảnh đầu tiên bắt gặp khi đến thăm lăng Bác và cũng là hình ảnh đầu tiên khơi gợi những cảm xúc trong trẻo nhất. Cảm xúc của tác giả ở ngoài lăng, khi thấy những dòng người xếp hàng vào viếng Bác là cảm xúc biết ơn, lòng thành kính biết ơn Bác. Khi ở trong lăng Bác, trong không khí yên lặng, thời gian, không gian như ngưng kết lại, tác giả đã rất đau đớn, xót xa trước sự ra đi của Bác. Nỗi đau ấy nhói lên trong tim, là nỗi đau, là sự mất mát của hàng triệu người dân Việt Nam cũng như của toàn bộ nhân dân miền Nam. Khi ra về, tác giả đã tỏ ra rất lưu luyến, muốn được ở lại mãi bên lăng Bác. Theo mạch cảm xúc ấy, tình cảm kính yêu tha thiết của tác giả được bộc lộ chân thành, tự nhiên.
Qua những hình ảnh thơ rất hay, rất đặc sắc, tình cảm của những người dân miền Nam cũng được tác giả thể hiện thành công:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ trên đã có sự chuyển nghĩa tạo nên một hình ảnh thơ đầy tính nghệ thuật. Nếu như trong câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là thiên thể vĩ đại nhất của vũ trụ, đóng vai trò quyết định đến cuộc sống của cả nhân loại thì trong câu thơ thứ hai, mặt trời Hồ Chí Minh là mặt trời rất sáng, rất đỏ, rất thiêng liêng với dân tộc Việt Nam. Bác là người đã soi sáng, dẫn dường đưa dân tộc Việt Nam đến với độc lập, tự do. Bác Hồ được ví như một thiên thể vĩ đại trong vũ trụ rộng lớn. Bằng hình ảnh này, tác giả đã thể hiện tấm lòng biết ơn thành kính nhất đối với Bác. Tấm lòng ấy được thể hiện sâu sắc bằng hình ảnh tràng hoa. Đây là một hình ảnh ẩn dụ, thể hiện từng dòng người vào lăng viếng Bác, mỗi người họ như một bông hoa, kết lại dâng lên Bác tình cảm biết ơn thành kính nhất.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Bác đã ra đi nhưng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam thì Bác như còn sống mãi, tấm lòng yêu thương Bác dành cho dân tộc như mãi ở bên. Vầng trăng sáng ấy thật trong trẻo, thật tinh khiết gợi lên tấm lòng của Bác và cũng gợi lên những bài thơ đầy ánh trăng của Bác. Nỗi đau mất Bác trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và trong lòng mỗi người dân miền Nam nói riêng được xoa dịu bớt phần nào khi Bác yên nghỉ trong không gian rất tĩnh lặng.
Tình cảm của nhân dân miền Nam theo em được thể hiện rõ nhất là trong khổ thơ cuối, thể hiện qua ước muốn được hoà nhập vào khung cảnh quanh lăng đế ngày ngày được ở bên Bác. Ước muốn ấy được thể hiện rất giản dị của hình ảnh bông hoa, con chim, hàng tre. Ước muốn của tác giả chỉ giản đơn là được ngày ngày ở bên Bác nhưng đấy lại là ước muốn cháy bỏng, chân thành và thiết tha nhất. Cảm xúc mãnh liệt của tác giả giờ đây được dâng trào, được thể hiện rất mạnh mẽ: Mai về miền Nam thương trào nước mắt. Những giọt nước mắt ấy thôi cũng đủ nói lên tất cả, đủ thể hiện hết nỗi lòng của người dân Việt Nam. Giọt nước mắt ấy là chân thành và còn có sức truyền cảm mạnh mẽ hơn mọi lời nói. Ước muốn của tác giả được nhấn mạnh khi tác giả dùng điệp ngữ muốn làm mở đầu ba câu thơ kết thúc cuối bài. Hình ảnh hàng tre được nhắc lại ở cuối bài tạo kết cấu đầu cuối tương ứng làm hoàn thiện cảm xúc của bài thơ, thể hiện trọn vẹn tấm lòng của tác giả.
Dùng những hình ảnh thơ đặc sắc, thể hiện tình cảm thiết tha, chân thành bằng lời thơ giản dị, chân thực, nhà thơ Viễn Phương đã nói thay lời cho hàng vạn nhân dân miền Nam, bày tỏ tình cảm, niềm kính yêu tha thiết nhất, lòng biết ơn thành kính nhất với Hồ Chủ tịch. Bài thơ giàu cảm xúc và để lại ấn tượng cho người đọc về những tình cảm chân thành mà giản dị.
Bài 18
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 7 - Sinh 9
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
SOẠN VĂN 9 TẬP 2
Chương 3. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học