Đề bài
Nêu cách dựn ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính khi S nằm ngoài trục chính và cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính khi AB đặt vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính.
Vật sáng AB đặt trước một thấu kính như hình H26.26. Thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì ? Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Từ đó cho biết A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?
Lời giải chi tiết
- Để dựng ảnh của S’ của điểm S qua thấu kính ta dùng các tia sáng sau:
+ Tia tới quang tâm, tia ló truyền thẳng qua thấu kính.
+ Tia tới song song với trục chính, tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm F’.
+ Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) đi qua tiêu điểm F thì tia ló song song với trục hoành.
Chỉ cần 2 trong 3 tia trên kia xuất phát từ S thì tia ló (hoặc đường kéo dài) sẽ đồng quy tạo ảnh S’
- Muốn dựng ảnh A’B’ củ AB qua thấu kính, ta dựng ảnh B’ của điểm B qua thấu kính trước. Từ B’ ta kẻ vuông góc xuống trục chính được A’ là ảnh của A. Như A’B’ là ảnh của AB.
- Ở hình 26.26: Thấu kính là thấu kính hội tụ. Ảnh A’B’ qua thâu kính như hình H26.3a. Ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
Bài 17
Unit 1: Local environment
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Sinh 9
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hóa học 9