Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Kí hiệu \(A_k\) là biến cố: "Người thứ \(k\) bắn trúng", \(k = 1, 2\).
LG a
Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố \(A_1,A_2\) :
\(A\): "Không ai bắn trúng";
\(B\): "Cả hai đều bắn trúng";
\(C\): "Có đúng một người bắn trúng";
\(D\): "Có ít nhất một người bắn trúng".
Phương pháp giải:
Sử dụng các khái niệm biến cố đối, biến cố xung khắc, các phép toán trên các biến cố.
Lời giải chi tiết:
Phép thử \(T\) được xét là: "Hai xạ thủ cùng bắn vào bia".
Theo đề ra ta có \(\overline{A_{k}}\) = "Người thứ \(k\) không bắn trúng", \(k = 1, 2\). Từ đó ta có:
\(A\) = "Không ai bắn trúng" = "Người thứ nhất không bắn trúng và người thứ hai cũng không bắn trúng". Suy ra
\(A = {\rm{ }}\overline {{A_1}} \cap \overline {{A_2}} .\)
Tương tự, ta có \(B\) = "Cả hai đều bắn trúng" = \({{A_1}} \cap {A_2} .\)
Xét \(C\) = "Có đúng một người bắn trúng", ta có \(C\) là hợp của hai biến cố sau:
"Người thứ nhất bắn trúng và người thứ hai bắn trượt" =\({A_1} \cap {\rm{ }}\overline {{A_2}} \)
"Người thứ nhất bắn trượt và người thứ hai bắn trúng" = \(\overline {{A_1}} \cap {A_2}\)
Suy ra \(C = \left( {{A_1} \cap \overline {{A_2}} } \right) \cup \left( {\overline {{A_1}} \cap {A_2}} \right)\)
Tương tự, ta có \(D = {\rm{ }}{A_1}\; \cup {\rm{ }}{A_2}\).
LG b
Chứng tỏ rằng \(A\) = \(\overline{D}\); \(B\) và \(C\) xung khắc.
Phương pháp giải:
Sử dụng các khái niệm biến cố đối, biến cố xung khắc, các phép toán trên các biến cố.
Lời giải chi tiết:
Ta có: biến cố \(D\) là "Có ít nhất 1 người bắn trúng" tức là một trong 3 trường hợp:
+ 1 người bắn trúng và 1 người bắn không trúng
+ cả 2 người đều bắn trúng
Như vậy biến cố \(\overline{D}\) là (trường hợp còn lại) "Không có ai bắn trúng" chính là biến cố \(A\).
Vậy \(\overline{D} = A \)
Ta có: \(C\) là biến cố "Có đúng 1 người bắn trúng" nghĩa là 1 người bắn trúng và 1 người không bắn trúng, khác hẳn với biến cố \(B\) là "cả hai đều phải bắn trúng".
Hiển nhiên \(B \cap C = \phi \)
Vậy theo định nghĩa thì \(B\) và \(C\) xung khắc với nhau.
Chuyên đề 2. Truyền thông tin bằng bằng sóng vô tuyến
Chủ đề 4. Sản xuất cơ khí
Chuyên đề 3: Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chương 2. Nitơ - Photpho
Bài 16: Alcohol
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11