Câu 5.2.
Dung dịch axit mạnh một nấc X nồng độ 0,01 mol/l có pH = 2 và dung dịch bazơ mạnh một nấc Y nồng độ 0,01 mol/l có pH = 12. Vậy :
A. X và Y là các chất điện li mạnh.
B. X và Y là các chất điện li yếu.
C. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu.
D. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh.
Phương pháp giải:
Tính pH của từng chất theo nồng độ
So sánh pH đã tính với pH đã cho của đề bài.
+) Nếu pH đã tính bằng pH đề bài => chất đã cho là chất điện li mạnh
+) Nếu pH(axit đã tính) > pH (axit đề bài) => axit là chất điện li yếu. Tương tự với pH của bazơ
Lời giải chi tiết:
Axit mạnh một nấc X có nồng độ 0,01 mol/l => pH = –log[H+] = –log(0,01)= 2
=> Chứng tỏ axit mạnh
Tương tự bazơ mạnh có nồng độ 0,01 mol/l có => pOH = –log[OH-] = –log(0,01)= 2=> pH = 14 – 2 = 12
=> Chứng tỏ bazơ mạnh
=> Chọn A
Câu 5.3.
Dung dịch axit mạnh \({H_2}S{O_4}\) 0,1M có :
A. pH = 1 B. pH < 1.
C. pH > 1. D. [H+] > 0,2M.
Phương pháp giải:
Áp dung công thức tính pH = –log[H+]
Chú ý: \({H_2}S{O_4}\) điện li hoàn toàn cho 2H+
Lời giải chi tiết:
pH = –log[H+] = –log (0,1. 2) ≈ 0,69
=> Chọn B
Câu 5.4.
Dung dịch chất A có pH = 3. Cần thêm V2 ml vào V1 ml dung dịch A để pha loãng thành dung dịch có pH = 4. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là:
A. V2= 9V1 B. V2 = 100V1 C. V1= 9V2 D. \({V_2} = \dfrac{1}{{10}}{V_1}\)
Phương pháp giải:
+) Tính [H+]
Lời giải chi tiết:
\(pH{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{ }} = > {\rm{ }}\left[ {{H^ + }} \right]{\rm{ }} = {\rm{ }}{10^{ - 3}} = > {\rm{ }}{n_{^{H + }}} = {10^{ - 3}}{V_1}\)
Khi thêm nước số mol H+ vẫn giữ nguyên, thể tích dung dịch = V1+V2. Ta có
\(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}{V_1}}}{{{V_1} + {V_2}}}\)
Mặt khác sau khi thêm nước pH = 4 => [H+]= 10-4
Giải phương trình \(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}{V_1}}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 4}}\)
=> V2 = 9V1
=> Chọn A
Bài 9: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản - Tập bản đồ Địa lí 11
ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH- SBT TOÁN 11
Chương 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11