Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Vẽ đồ thị của hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) trên cùng một hệ trục tọa độ
a) Qua điểm \(B(0; 4)\) kẻ đường thẳng song song với trục Ox. Nó cắt đồ thị của hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) tại hai điểm M và M’. Tìm hoành độ của M và M’.
b) Tìm trên đồ thị của hàm số \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) điểm N có cùng hoành độ với M, điểm N’ có cùng hoành độ với M’. Đường thẳng NN’ có song song với Ox không? Vì sao? Tìm tung độ của N và N’ bằng hai cách:
- Ước lượng trên hình vẽ:
- Tính toán theo công thức.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Các bước vẽ đồ thị hàm số \(y=a{x^2}\)
- Bước 1: lập bảng giá trị x, y tương ứng (ít nhất 5 giá trị)
- Bước 2: Vẽ đồ thị hàm số: Nối các điểm trên hệ trục tọa độ, ta được đồ thị hàm số \(y=a{x^2}\)
+) Đồ thị hàm số \(y=a{x^2}\) với \(a \ne 0\) là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy làm trục đối xứng. Đường cong đó được gọi là 1 parabol đỉnh O.
a) Giải phương trình hoành độ giao điểm \(\dfrac {1}{4}x^2=4\) để tìm hoành độ của M và M'
b) Điểm \(N(x_N;y_N)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=f(x)\) thì \(y_N=f(x_N)\)
Lời giải chi tiết
Vẽ đồ thị hàm số:
* Hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\)
- Tập xác định \(D = R\)
- Bảng giá trị
- Đồ thị hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) là các Parabol có đỉnh là gốc tọa độ O và nhận Oy làm trục đối xứng. Đồ thị hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) nằm trên trục hoành, đồ thị hàm số \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) nằm dưới trục hoành.
a) Đường thẳng qua \(B(0; 4)\) song song với \(Ox\) có dạng: y = 4.
Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y = 4 và đồ thị hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) là:
\(\dfrac{1}{4}{x^2} = 4 \Leftrightarrow {x^2} = 16 \Leftrightarrow x = \pm 4\)
Từ đó ta có hoành độ của \(M\) là \(x = 4\), của \(M'\) là \(x = - 4\).
b) Trên đồ thị hàm số \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) ta xác định được điểm \(N\) và \(N’\) có cùng hoành độ với \(M, M’\). Ta được đường thẳng \(NN'//Ox\)
Tìm tung độ của \(N, N’\)
- Ước lượng trên hình vẽ được tung độ của \(N\) là \(y = - 4\); của \(N’\) là \(y = -4\)
- Tính toán theo công thức:
Điểm \(N(4;y)\). Thay \(x = 4\) vào \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) nên \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{.4^2} = - 4\)
Điểm \(N’(-4;y)\). Thay \(x = - 4\) vào \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) nên \(\displaystyle y = - {1 \over 4}.{( - 4)^2} = - 4\)
Vậy tung độ của \(N, N’\) cùng bằng \(-4\).
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 9
Bài 32
Đề thi học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh