Đề bài
Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm: Ngâm một lá \(Zn\) nhỏ, tinh khiết trong dung dịch \(HCl\) thấy bọt khí \({H_2}\) thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch \(CuS{O_4}\) thấy bọt khí \({H_2}\) thoát ra nhiều và nhanh hơn.
Lời giải chi tiết
Ngâm một lá \(Zn\) nhỏ, tinh khiết trong dung dịch \(HCl\) thì xảy ra phản ứng:
\(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow \)
Bọt khí \(H_2\) thoát ra ít và chậm là do \(H_2\) sinh ra trên bề mặt lá kẽm nên gây cản trở phản ứng.
Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch \(CuSO_4\) thấy bọt khí \(H_2\) thoát ra rất nhiều và nhanh hơn, \(Zn\) bị hoà tan nhanh do có sự ăn mòn điện hoá
\(Zn + CuS{O_4} \to ZnS{O_4} + Cu \downarrow \)
Trong dung dịch \(HCl\), \(Zn\) là cực âm, \(Cu\) cực dương.
- Tại cực âm \(Zn\) bị oxi hoá
\(Zn\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{}} Z{n^{2 + }} + 2e\)
- Tại cực dương ion \({H^ + }\) bị khử:
\(2{H^ + } + 2e\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{}} {H_2} \uparrow \)
Bọt khí thoát ra nhiều và liên tục ở cực dương.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 12
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
CHƯƠNG 10. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12