Đề bài
a) Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: \(N{a_2}C{O_3},{\rm{ }}CaC{O_3},{\rm{ }}N{a_2}S{O_4},{\rm{ }}CaS{O_4}.2{H_2}O\).
Bằng cách nào để phân biệt được các chất, nếu ta chỉ dùng nước và dung dịch axit clohiđric ?
b) Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt là \(NaCl,CaC{l_2}\) và \(MgC{l_2}\). Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).
Lời giải chi tiết
a) Nhận biết 4 chất rắn riêng biệt: \(N{a_2}C{O_3},{\rm{ }}CaC{O_3},{\rm{ }}N{a_2}S{O_4},{\rm{ }}CaS{O_4}.2{H_2}O\) bằng \({H_2}O\) và dung dịch \(HCl\):
- Dùng nước thu được 2 nhóm sau:
+ Nhóm tan trong nước: \(N{a_2}C{O_3};{\rm{ }}N{a_2}S{O_4}\).
+ Nhóm không tan trong nước: \(CaC{O_3};{\rm{ }}CaS{O_4}.2{H_2}O\).
Cho dung dịch \(HCl\) vào hai mẫu của nhóm không tan.
Mẫu sủi bọt khí là \(N{a_2}C{O_3}\). Mẫu còn lại là \(N{a_2}S{O_4}\).
\(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O.\)
Cho dung dịch \(HCl\) vào hai mẫu của nhóm không tan.
Mẫu sủi bọt khí là \(CaC{O_3}\). Mẫu còn lại là \(CaS{O_4}.2{H_2}O\)
\(\eqalign{
& CaC{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O. \cr
& \cr} \)
b) Nhận biết 3 chất rắn riêng biệt: \(NaCl, CaCl_2\) và \(MgCl_2\).
Hòa tan các chất rắn vào nước cất thu được các dung dịch loãng riêng biệt. Dùng dung dịch \(NaOH\) nhận biết được dung dịch \(MgCl_2\) vì tạo ta kết tủa trắng đục. Hai mẫu còn lại là \(NaCl\) và \(CaCl_2\).
\(MgC{l_2} + 2NaOH \to Mg{\left( {OH} \right)_2} \downarrow + 2NaCl.\)
Dùng dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\) nhận biết được \(CaC{l_2}\) vì tạo ra kết tủa trắng.
\(CaC{l_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaCl.\)
Mẫu còn lại là \(NaCl\).
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 12
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 9 – Hóa học 12
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM