Đề bài
Một học sinh cận thị có các điểm Cc, Cv cách mắt lần lượt 10 cm và 90 cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ +10 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.
a) Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?
b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chùm kính lúp nói trên ở vô cực. Cho OCc = 25 cm. Tính số bội giác.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = {{O{C_c}} \over f} = { Đ\over f}\)
+ Công thức thấu kính: \({1 \over d} + {1 \over {d'}} = {1 \over f} \Rightarrow d = {{d'.f} \over {d' - f}}\)
Lời giải chi tiết
a) Khoảng đặt vật.
OCc = 10cm; OCv = 90cm; D =10dp.
Tiêu cự của kính: \(f = {1 \over {10}} = 0,1m = 10cm\)
Khoảng phải đặt vật là MN sao cho ảnh của M, N qua kính lúp lần lượt là các điểm Cv và Cc.
Bài cho mắt đặt sát kính, ta có:
\({d_M}' = - {O_k}{C_v} = - O{C_v} = - 90cm\)
\(\Rightarrow {d_M} = {{{d_M}'.f} \over {{d_M}' - f}} = {{\left( { - 90} \right).10} \over { - 90 - 10}} = 9cm\)
\({d_N}' = - {O_k}{C_c} = - O{C_c} = - 10cm \)
\(\Rightarrow {d_N} = {{{d_N}'.f} \over {{d_N}' - f}} = {{\left( { - 10} \right).10} \over { - 10 - 10}} = 5cm\)
=> 5 cm ≤ d ≤ 9 cm.
b)
Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chừng kính lúp nói ở trên vô cực thì số bội giác là : \({G_\infty } = {{O{C_c}} \over f} = {{25} \over {10}} = 2,5\)
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
Tải 15 đề thi học kì 2 - Hóa học 11
Giáo dục kinh tế
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 11
Unit 7: Education for school-leavers
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11