Bài 61.4
Vì sao nhà máy thủy điện lại cần phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao?
A. Để chứa được nhiều nước mưa.
B. Để nước có thế năng lớn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn.
C. Để có nhiều nước làm mát máy.
D. Để tránh lũ lụt do xây nhà máy.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển hoa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Lời giải chi tiết:
Nhà máy thủy điện cần phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao để nước có thế năng lớn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn.
Chọn đáp án: B
Bài 61.5
Trong nhà máy nhiệt điện và thủy điện đều có một bộ phận giống nhau là tuabin. Vậy, tuabin có nhiệm vụ gì?
A. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
B. Đưa nước hoặc hơi nước vào máy phát điện.
C. Tích lũy điện năng được tạo ra.
D. Biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức: Tuabin có nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành điện năng.
Lời giải chi tiết:
Tuabin có nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành điện năng.
Chọn đáp án: A
Bài 61.6
Trong nhà máy nhiệt điện và thủy điện, năng lượng được biến đổi thành nhiều giai đoạn, dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là gì?
A. Nhiệt năng.
B. Hóa năng.
C. Cơ năng.
D. Quang năng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thủy điện và nhiệt điện: Dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là cơ năng.
Lời giải chi tiết:
Dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là cơ năng.
Chọn đáp án: C
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1 - Sinh 9
Bài 21
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC
ĐỊA LÍ DÂN CƯ