Đề bài
Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Định lí động năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. \(W_{đ_2}-W_{đ_1}=A_{ng}\)
- Công của lực điện: \(A = qEd\)
Lời giải chi tiết
Electron bị bản âm đẩy và bản dương hút nên bay từ bản âm về bản dương và lực điện sinh công dương.
Điện trường giữa hai bản là điện trường đều \(E = 1000 V/m\).
Áp dụng định lí động năng ta có:
\(W_{đ_2}-W_{đ_1}=A_{ng}\) (1)
Lại có:
\(v_1=0m/s\) => \(W_{đ_1}=0\)
Công của lực điện: \(A=qEd\)
khoảng cách giữa hai bản \(a=1cm=0,01m\)
\(d=acos \alpha=a cos \pi=-0,01m\)
Thay vào (1), ta được:
\(W_{đ_2}-0=qEd\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{W}}_{{đ_2}}} = qEd = \left( { - 1,{{6.10}^{ - 19}}} \right).1000.\left( { - 0,01} \right)\\ = 1,{6.10^{ - 18}}J\end{array}\)
Vậy động năng của electron khi nó đập đến bản dương là \(W_{đ_2}=1,6.10^{-18}J\)
Test Yourself 3
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Phần một. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 11
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11