1. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền
2. Hệ thức giữa ba cạnh của tam giác vuông
3. Hệ thức giữa đường cao ứng với cạnh huyền và hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền
4. Hệ thức diện tích
5. Hệ thức giữa đường cao và hai cạnh góc vuông
Bài tập - Chủ đề 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Luyện tập - Chủ đề 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
1. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn
2. Liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của một góc
3. Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau
4. Tỉ số lượng giác của hai góc đặc biệt
5. Tìm tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt
Bài tập - Chủ đề 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Luyện tập - Chủ đề 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Đề bài
Cho đường tròn tâm O đường kính AB = 53 cm. C là một điểm trên đường tròn sao cho AC = 45 cm. Gọi H là hình chiếu của C trên AB. Tính BC, AH, BH, CH và OH.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Sử dụng định lý về góc nội tiếp chắn nửa đường tròn để chứng minh tam giác ABC vuông tại C từ đó áp dụng định lý Pythagore và hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính BC, AH, BH, CH.
+) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác OHC vuông tại H để tính OH.
Lời giải chi tiết
Ta có C là một điểm trên đường tròn tâm O đường kính AB
\( \Rightarrow \widehat {ACB} = {90^o}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại C:
\(B{C^2} = A{B^2} - A{C^2} \)\(\,= {53^2} - {45^2} = 784 \)
\(\Rightarrow BC = 28\) (cm)
H là hình chiếu của C trên AB \( \Rightarrow CH \bot AB\)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC đường cao CH:
\(A{C^2} = AH.AB\)
\(\Rightarrow AH = \dfrac{{A{C^2}}}{{AB}} = \dfrac{{{{45}^2}}}{{53}} = \dfrac{{2025}}{{53}}\) (cm)
\(BH = AB - AH = 53 - \dfrac{{2025}}{{53}}\)\(\, = \dfrac{{784}}{{53}}\)(cm)
\(C{H^2} = AH.BH = \dfrac{{2025}}{{53}}.\dfrac{{784}}{{53}} \)\(\,= \dfrac{{{{45}^2}{{.28}^2}}}{{{{53}^2}}} \)
\(\Rightarrow CH = \dfrac{{1260}}{{53}}\) (cm)
Có đường tròn tâm O đường kính AB = 53 cm \( \Rightarrow \) bán kính R = \(\dfrac{{53}}{2}\) cm
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác OHC vuông tại H:
\(O{H^2} = O{C^2} - C{H^2} \)\(\,= {\left( {\dfrac{{53}}{2}} \right)^2} - \dfrac{{{{45}^2}{{.28}^2}}}{{{{53}^2}}} \)
\(\Rightarrow OH = \dfrac{{1241}}{{106}}\)(cm)
Đề thi vào 10 môn Anh Bắc Ninh
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9
Bài 13. Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Đề thi vào 10 môn Anh Đắk Lắk