Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV. Hàm số y=ax^2 (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đoán nhận số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau, giải thích vì sao:
LG a
LG a
\(\left\{ \begin{array}{l}4x - 4y = 2\\ - 2x + 2y = - 1\end{array} \right.\)
Phương pháp giải:
Xét hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\a'x + b'y = c'\,\,\,(2)\end{array} \right.\) có \(d\) là đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình \(\left( 1 \right)\) và \(d'\) là đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình \(\left( 2 \right)\), khi đó
Trường hợp 1. \(d \cap d' = A\left( {{x_0};{y_0}} \right) \Leftrightarrow \) Hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\);
Trường hợp 2. \(d//d' \Leftrightarrow \) Hệ phương trình vô nghiệm;
Trường hợp 3. \(d \equiv d' \Leftrightarrow \) Hệ phương trình có vô số nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Tập nghiệm của phương trình \(4x - 4y = 2\) được biểu diễn bởi đường thẳng \(y = x - \dfrac{1}{2}\) có hệ số góc bằng \(1\) và tung độ gốc bằng \(-\dfrac{1}{2}\)
Tập nghiệm của phương trình \( - 2x + 2y = - 1\) được biểu diễn bởi đường thẳng \(y = x - \dfrac{1}{2}\) có hệ số góc bằng \(1\) và tung độ gốc bằng \(-\dfrac{1}{2}\)
Hai đường thẳng này có hệ số góc bằng nhau và tung độ gốc bằng nhau nên chúng trùng nhau.
Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.
LG b
LG b
\(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{3}x - y = \dfrac{2}{3}\\x - 3y = 2\end{array} \right.\)
Phương pháp giải:
Xét hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)\\a'x + b'y = c'\,\,\,(2)\end{array} \right.\) có \(d\) là đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình \(\left( 1 \right)\) và \(d'\) là đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình \(\left( 2 \right)\), khi đó
Trường hợp 1. \(d \cap d' = A\left( {{x_0};{y_0}} \right) \Leftrightarrow \) Hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\);
Trường hợp 2. \(d//d' \Leftrightarrow \) Hệ phương trình vô nghiệm;
Trường hợp 3. \(d \equiv d' \Leftrightarrow \) Hệ phương trình có vô số nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Tập nghiệm của phương trình \(\dfrac{1}{3}x - y = \dfrac{2}{3}\) được biểu diễn bởi đường thẳng \(y = \dfrac{1}{3}x - \dfrac{2}{3}\) có hệ số góc bằng \(\dfrac{1}{3}\), tung độ gốc bằng \( - \dfrac{2}{3}.\)
Tập nghiệm của phương trình \(x - 3y = 2\) được biểu diễn bởi đường thẳng \(y = \dfrac{1}{3}x - \dfrac{2}{3}\) có hệ số góc bằng \(\dfrac{1}{3},\) tung độ gốc bằng \( - \dfrac{2}{3}.\)
Hai đường thẳng này có hệ số góc bằng nhau và tung độ gốc bằng nhau nên chúng trùng nhau.
Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.
CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đề thi vào 10 môn Văn Gia Lai
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp