Đề bài
Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất \(2,02.{10^6} N/m^2\). Một lúc sau áp kế chỉ \(0,86.{10^6} N/m^2\).
a) Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy ?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng \(10300 N/m^3\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức tính áp suất chất lỏng: \(p = d.h\)
Lời giải chi tiết
Tóm tắt:
p1 = 2,02.106 N/m2; p2 = 0,86.106 N/m2;
a) Tàu nổi hay lặn?
b) d = 10300 N/m3; Độ sâu h1, h2 = ?
Lời giải:
a) Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Điều này chứng tỏ tàu ngầm đã nổi lên.
b) Ta có: \(p = dh\) \(\Rightarrow{h} = \dfrac{p}{d}\)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước:
\({h_1} = \dfrac{{{p_1}}}{d} = \dfrac{{2020000}}{{10300}} \approx 196m\)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau:
\({h_2} = \dfrac{{{p_2}}}{d} = \dfrac{{860000}}{{10300}} \approx 83,5m\)
Unit 5: Study Habits - Thói quen học tập
Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài 7. Phòng chống bạo lực gia đình
Bài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Văn tự sự