1. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền
2. Hệ thức giữa ba cạnh của tam giác vuông
3. Hệ thức giữa đường cao ứng với cạnh huyền và hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền
4. Hệ thức diện tích
5. Hệ thức giữa đường cao và hai cạnh góc vuông
Bài tập - Chủ đề 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Luyện tập - Chủ đề 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
1. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn
2. Liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của một góc
3. Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau
4. Tỉ số lượng giác của hai góc đặc biệt
5. Tìm tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt
Bài tập - Chủ đề 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Luyện tập - Chủ đề 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Đề bài
Cho tứ giác ABCD có AB = AC = AD = 20 cm, góc B bằng \({60^o}\) và góc A bằng \({90^o}\).
a) Tính đường chéo BD.
b) Tính khoảng cách BH và DK từ hai điểm B và D đến AC.
c) Vẽ BE vuông góc với DC kéo dài. Tính BE, CE, DC.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABD vuông tại A để tính BD
b) Tính góc BAC và CAD từ dữ kiện đề bài từ đó sử dụng các hệ thức lượng giác để tính.
c) Tính góc BCE từ đó sử dụng các hệ thức lượng giác để tính BE, CE. Sử dụng định lý Pythagore tính ED từ đó suy ra CD.
Lời giải chi tiết
a) Tính đường chéo BD.
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABD vuông tại A:
\(B{D^2} = A{B^2} + A{D^2}\)\(\, = {20^2} + {20^2} = {2.20^2}\)
\(\Rightarrow BD = 20\sqrt 2 \) (cm)
b) Tính khoảng cách BH và DK từ hai điểm B và D đến AC.
Ta có AC = AB (gt) \( \Rightarrow \)\(\Delta \) ABC cân tại A mà góc B bằng \({60^o}\) \( \Rightarrow \)\(\Delta \) ABC đều
\( \Rightarrow \)\(\widehat {BAC} = {60^o}\)
Xét \(\Delta \)BHA vuông tại H, ta có:
\(\sin \left( {\widehat {BAC}} \right) = \dfrac{{BH}}{{AB}}\)
\(\Rightarrow BH = AB.\sin \left( {\widehat {BAC}} \right) \)\(\,= 20.\sin {60^o} = 10\sqrt 3 \) (cm)
Lại có \(\widehat {BAC} + \widehat {CAD} = \angle BAD\)
\(\Rightarrow \widehat{ CAD }= \widehat {BAD} - \widehat {BAC} \)\(\,= {90^o} - {60^o} = {30^o}\)
Xét \(\Delta \) DKA vuông tại K, ta có:
\(\sin \left( {\widehat {DAK}} \right) = \dfrac{{DK}}{{AD}}\)
\(\Rightarrow DK = AD.\sin \left( {\widehat {DAK}} \right)\)\(\, = 20.\sin {30^o} = 10\) (cm)
c) Vẽ BE vuông góc với DC kéo dài. Tính BE, CE, DC.
Ta có: AC = AD (gt) \( \Rightarrow \)\(\Delta \)ACD cân tại A \( \Rightarrow \)\(\widehat {ACD} = \widehat {ADC}\)
Theo định lý tổng 3 góc trong tam giác ACD có:
\(\widehat {DAC} + \widehat {ACD} + \widehat {ADC} = {180^o}\)hay \({30^o} + \widehat {ACD} + \widehat {ACD} = {180^o}\)
\(\Rightarrow \widehat {ACD} = {75^o}\)
Có \(\Delta \)ABC đều (cmt) \( \Rightarrow \)\(\widehat {ACB} = {60^o}\); BC = AB = AD = 20 cm
Lại có \(\widehat {ACD} + \widehat {ACB} + \widehat {BCE} = {180^o}\)
\(\Rightarrow \widehat {BCE} = {180^o} - \widehat {ACD} - \widehat {ACB}\)\(\, = {180^o} - {75^o} - {60^o} = {45^o}\)
\( \Rightarrow \Delta \)BEC vuông cân tại E.
Xét \(\Delta \)BEC vuông cân tại E, ta có:
\(\sin \left( {\widehat {BCE}} \right) = \dfrac{{BE}}{{BC}}\)
\(\Rightarrow BE = BC.\sin \left( {\widehat {BCE}} \right) \)\(\,= 20.\sin {45^o} = 10\sqrt 2 \) (cm)
CE = BE = \(10\sqrt 2 \) cm
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác BDE vuông tại E:
\(E{D^2} = B{D^2} - B{E^2}\)\(\, = {2.20^2} - {\left( {10\sqrt 2 } \right)^2} = 600 \)
\(\Rightarrow ED = 10\sqrt 6 \) (cm)
\( \Rightarrow CD = ED - EC = 10\sqrt 6 - 10\sqrt 2\)\(\, = 10\left( {\sqrt 6 - \sqrt 2 } \right)\) (cm)
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 9
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam
Unit 5: Wonders of Viet Nam
Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ