Đề bài
Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt lúc này là 12,0 gam; nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Viết PTHH xảy ra:
A + Cl2 → ACl2 (1)
Fe + ACl2 → FeCl2 + A (2)
x x x (mol)
Gọi số mol của Fe phản ứng với số mol của ACl2 là x
Theo đề bài: Khối lượng thanh sắt sau phản ứng tăng = msau – mđầu
=> mA – mFe = msau – mđầu
=> Ax - 56x = 12- 11,2
Kết hợp nFeCl2 = x => A =? => Kim loại
Lời giải chi tiết
A + Cl2 → ACl2 (1)
Fe + ACl2 → FeCl2 + A (2)
x x x (mol)
Gọi số mol của Fe phản ứng với số mol của ACl2 là x
Khối lượng thanh sắt sau phản ứng tăng là : 12 - 11,2 = 0,8 (g)
=> ∆mtăng = mA – mFe
<=> Ax - 56x = 0,8 (3)
Ta có: x = nFeCl2 = CM. V = 0,25. 0,4 = 0,1 (mol) thay vào (3)
(3) => 0,1.A - 56. 0,1 = 0,8
=> A = 64
Vậy A là kim loại Cu
\(\begin{gathered}
{n_{Cu}} = \frac{{12,8}}{{64}} = 0,2\,(mol) \hfill \\
= > {n_{CuC{l_2}}} = {n_{Cu}} = 0,2\,(mol) \hfill \\
= > {C_M}\,CuC{l_2} = \dfrac{{{n_{CuC{l_2}}}}}{V} = \dfrac{{0,2}}{{0,4}} = 0,5\,(M) \hfill \\
\end{gathered} \)
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 12
Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)