Đề bài
Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ \(75cmHg\); ở đỉnh núi áp kế chỉ \(71,5cmHg\). Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là \(12,5N\) trọng lượng riêng của thủy ngân là \(136 000N/m^3\) thì đỉnh núi cao nhiêu mét?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng công thức: \(\Delta p = h.d_{kk}\)
(\(h\) là độ cao của núi, \(d_{kk}\) là trọng lượng riêng của không khí)
Lời giải chi tiết
Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao (chân núi và đỉnh núi):
\(\Delta p = 75 – 71,5 = 3,5 (cmHg)\\ = 0,035.136000 = 4760N/m^2\)
Mặt khác ta có:
\(\Delta p = h.d_{kk}\)
(\(h\) là độ cao của núi, \(d_{kk}\) là trọng lượng riêng của không khí)
\( \Rightarrow h=\dfrac{\Delta p}{d_{kk}}=\dfrac{4760}{12,5}=380,8m\)
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Unit 5. Life in the countryside
Unit 8: Shopping