Đề bài
a) Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 200g nước đang sôi vào 300g nước ở nhiệt độ trong phòng.
b) Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giá trị của nhiệt độ tính được. Giải thích tại sao nhiệt độ tính được không bằng nhiệt độ đo được ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.∆t,
trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
- Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào.
Lời giải chi tiết
a) Nước sôi có nhiệt độ: t1 = 1000C
Giả sử nhiệt độ trong phòng là t2 = 250C.
Gọi t (0C) là nhiệt độ hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt.
- Nhiệt lượng của 200g = 0,2kg nước đang sôi toả ra khi hạ nhiệt độ từ 1000C xuống t (0C) là :
Q1 = m1.c.(t1 – t) = 0,2.c.(100 – t)
- Nhiệt lượng của 300g = 0,3kg nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 250C đến t (0C) là :
Q2 = m2.c.(t – t2) = 0,3.c.(t – 25)
- Phương trình cân bằng nhiệt:
\(\eqalign{
& {Q_1} = {Q_2} \Leftrightarrow 0,2.c.\left( {100\;-{\rm{ }}t} \right)\; = 0,3.c.\left( {t\;-{\rm{ }}25} \right)\; \cr
& \Leftrightarrow 0,2.100 - 0,2t = 0,3.t - 0,3.25 \cr
& \Leftrightarrow t = {{0,2.100 + 0,3.25} \over {0,2 + 0,3}} = {55^0}C \cr} \)
(Chú ý: Nếu thầy/cô giáo cho nhiệt độ phòng khác với 250C ở trên thì các bạn chỉ cần thay giá trị t2 theo số liệu thầy/cô cho và tính toán tương tự.)
b) Nhiệt độ tính được chỉ gần bằng nhiệt độ đo được trong thí nghiệm vì trong khi tính toán, ta đã bỏ qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ đựng nước và môi trường xung quanh.
ÔN TẬP CUỐI NĂM - TÀI LIỆU DẠY-HỌC TOÁN 8
Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam
Unit 10: Communication in the future
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Unit 3. Adventure