Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) trong các trường hợp sau:
LG a
a) \(d\) đi qua điểm \(M(5 ; 4 ; 1)\) có vec tơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}(2 ; -3 ; 1)\) ;
Phương pháp giải:
Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) và có VTCP \(\overrightarrow u \left( {a;b;c} \right)\) là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\\z = {z_0} + ct\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left( {t \in R} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình đường thẳng \(d\) có dạng: \(\left\{\begin{matrix} x =5+2t\\ y=4-3t\\ z=1+t \end{matrix}\right.\), với \(t ∈ \mathbb{R}\).
LG b
b) \(d\) đi qua điểm \(A(2 ; -1 ; 3)\) và vuông góc với mặt phẳng \((α)\) có phương trình: \(x + y - z + 5 = 0\) ;
Phương pháp giải:
Đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng \((α)\) thì \(\overrightarrow {{u_d}} = \overrightarrow {{n_{\left( \alpha \right)}}} \)
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(d\) vuông góc với mặt phẳng \((α): x + y - z + 5 = 0\) nên có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u = {\overrightarrow n _{\left( \alpha \right)}} = \left( {1;1; - 1} \right)\).
Vậy phương trình tham số của \(d\) có dạng: \(\left\{\begin{matrix} x= 2+t & \\ y=-1+t &,t\in R .\\ z=3-t& \end{matrix}\right.\)
LG c
c) \(d\) đi qua điểm \(B(2 ; 0 ; -3)\) và song song với đường thẳng \(∆\) có phương trình: \(\left\{\begin{matrix} x =1+2t\\ y=-3+3t\\ z=4t \end{matrix}\right.\) ;
Phương pháp giải:
Đường thẳng d song song đường thẳng ∆ thì \(\overrightarrow {{u_d}} = \overrightarrow {{u_\Delta }} \)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\overrightarrow{u}(2 ; 3 ; 4)\) là vectơ chỉ phương của \(∆\). Vì \(d // ∆\) nên \(\overrightarrow{u}\) cũng là vectơ chỉ phương của \(d\). Phương trình tham số của \(d\) có dạng: \(\left\{\begin{matrix} x=2+2t & \\ y=3t &,t\in R. \\ z=-3 + 4t & \end{matrix}\right.\)
LG d
d) \(d\) đi qua hai điểm \( P(1 ; 2 ; 3)\) và \( Q(5 ; 4 ; 4)\).
Phương pháp giải:
d đi qua hai điểm P, Q thì nhận \(\overrightarrow {PQ} \) làm một VTCP.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(P(1 ; 2 ; 3)\) và \(Q(5 ; 4 ; 4)\) nên nhận \(\overrightarrow{PQ}(4 ; 2 ; 1)\) là 1 VTCP.
Vậy phương trình tham số có dạng: \(\left\{\begin{matrix}x= 1+4t & \\ y =2+2t&,t\in R. \\ z=3+t& \end{matrix}\right.\)
Chú ý:
Các em cũng có thể chọn Q làm điểm đi qua thì sẽ được phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = 5 + 4t\\
y = 4 + 2t\\
z = 4 + 4
\end{array} \right.,t \in R\)
Hai phương trình này nhìn qua có khác nhau nhưng đều là phương trình tham số của cùng một đường thẳng.
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Chương 8. Nhận biết một số chất vô cơ
Bài 31. Vấn đề phát triển thương mai, du lịch
Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC