Đọc lại văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ trong SGK (tr. 35 - 40) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Liệt kê các chi tiết kì ảo xuất hiện trong đoạn trích từ Chưa đầy nửa tiếng sau đến một chiều không gian thứ tư.
Phương pháp giải:
Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” từ đoạn trích “Chưa đầy nửa tiếng sau ... một chiều không gian thứ tư”
Lời giải chi tiết:
Các chi tiết kì ảo xuất hiện trong đoạn trích là:
+ Thần Đồng cưỡi ngựa bay trên trời.
+ Hòn đá Ôm – phe – lốt toả hào quang rực rỡ.
+ Không gian kì lạ: thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi; trên 1 cao xanh không có mây, không có mặt trời, cũng chẳng trăng sao; xung quanh được thắp sáng bằng bột lân tinh.
+ Những cây nấm khổng lồ cao hơn hai mét xen giữa những gốc dương xỉ cao ngất, rậm rạp.
+ Mặt đất rung chuyển, các nhân vật di chuyển với tốc độ như đi thang máy siêu tốc.
Câu 2
Em hiểu thế nào là “bước nhảy không gian” trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ?
Phương pháp giải:
Đưa ra ý hiểu của bản thân về “bước nhảy không gian” trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”
Lời giải chi tiết:
“Bước nhảy không gian” có nghĩa là một nơi trung chuyển giữa hai không gian khác nhau, nhân vật có thể di chuyển từ không gian nơi mình ở đến trung tâm của vũ trụ.
Câu 3
Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền từ ngữ chỉ những không gian xuất hiện trong diễn biến câu chuyện vào cột tương ứng:
STT | Không gian thực | Không gian ảo |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
Phương pháp giải:
Điền từ ngữ chỉ không gian xuất hiện trong diễn biến truyện vào bảng cho sẵn.
Lời giải chi tiết:
STT | Không gian thực | Không gian ảo |
1 | Thánh địa Hy Lạp | Trung tâm vũ trụ |
2 | Viện bảo tàng | Thảo nguyên, rừng cổ sinh |
3 | Đền thờ các vị thần Hy Lạp | Dòng suối |
Câu 4
Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn đối thoại sau:
- Có phải … có phải chúng ta… - Tôi lắp bắp, không nói nên lời
- Chúng ta đang ở trung tâm của vũ trụ! – Hắn khẳng định
Phương pháp giải:
Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn đối thoại
Lời giải chi tiết:
Dấu chấm lửng cho thấy lời nói ngắt quãng, ngập ngừng của nhân vật, diễn tả sự ngạc nhiên của nhân vật khi được bước vào trung tâm của vũ trụ.
Câu 5
Tìm các thành ngữ trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng:
Ở đây tuy không hoang vắng nhưng chẳng hiển sao tôi lại thấy đáng sợ hơn. Tôi sợ một hồn ma bóng quế nào đó đột ngột hiện lên dọa tôi. Hắn thừa biết con giá, nhất là một tiểu thư càng vàng lá ngọc như tôi, rất nhát gan, vậy mà hắn nỡ lòng vứt tôi chơ vơ ở đây!
Phương pháp giải:
Tìm và giải thích ý nghĩa của các thành ngữ xuất hiện trong đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Các thành ngữ và ý nghĩa:
+ Hồn ma bóng quế: linh hồn người chết.
+ Cành vàng lá ngọc: con cái trong gia đình quý tộc, quyền quý
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
Unit 9. English in the World
Chủ đề 3. Phân tử
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
Unit 4: In the picture
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7