Đọc lại truyện Ếch ngồi đáy giếng trong SGK (tr. 7 – 8) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Những con vật nào được ếch đem so với mình? Sự so sánh đó ảnh hưởng gì đến nhận thức của ếch
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và xem ếch tự so sánh mình với những con vật gì. Sự so sánh đó có ảnh hưởng gì đến nhận thức của nhân vật ếch.
Lời giải chi tiết:
Ếch tự so sánh mình với các con vật như loăng quăng, con cua, nòng nọc. Đây là những con vật bé nhỏ hơn ếch, không có khả năng ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng như ếch. Chúng bé nhỏ và yếu thế hơn ếch. Khi so sánh mình với những con vật đó, ếch tự thấy bản thân mình hơn chúng, từ đó sinh ra tâm lí tự tin thái quá vào tầm hiểu biết của bản thân
Câu 2
Vì sao ếch mời rùa vào giếng chơi
Phương pháp giải:
Giải thích vì sao ếch mời rùa vào giếng chơi
Lời giải chi tiết:
Ếch mời rùa vào giếng chơi để rùa có thể tận mắt chứng kiến thế giới mà ếch ngự trị, để thấy được rằng ếch đang có một cuộc sống sung sướng, thoải mái đến nhường nào.
Câu 3
Biển được rùa miêu tả lớn như thế nào?
Phương pháp giải:
Tìm trong văn bản chi tiết mà rùa miêu tả về biển
Lời giải chi tiết:
Rùa miêu tả về biển như sau: “Biển Đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì. Thời vua Vũ, cứ mười năm thì chín năm lụt, vậy mà nước ở biển không lên. Thời vua Thang, tám năm thì bảy năm hạn hán, vậy mà bờ biển không lùi ra xa. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng giảm, đó là cái vui lớn của biển Đông”
Câu 4
Nêu cảm nhận của em về nhân vật ếch. Qua nhân vật này, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của bản thân về nhân vật ếch. Qua nhân vật này, rút ra bài học cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
+ Nhân vật ếch là một loài vật nhỏ bé, chưa đi ra thế giới bên ngoài mà chỉ quanh quẩn nơi miệng giếng nên không thấy được cái bao la, rộng lớn của thế giới ngoài kia. Vốn hiểu biết và tầm nhìn của ếch quá hạn hẹp so với những loài vật xung quanh nhưng ếch lại tự thỏa mãn với những gì mình đang có.
+ Bài học rút ra: Phải bước ra ngoài thế giới để thấy được những điều mới lạ của cuộc sống xung quanh và không ngừng học hỏi để mở rộng hiểu biết của chính mình.
Câu 5
Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ này.
Phương pháp giải:
Giải thích thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” và đặt một câu có sử dụng thành ngữ này.
Lời giải chi tiết:
+Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” chỉ những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn chế, hoặc chỉ những người có tầm nhìn hạn hẹp, kém hiểu biết nhưng lại tự cao tự đại, luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác.
+ Đặt câu: Chúng ta phải tích cực học hỏi để mở rộng tri thức của chính mình chứ không thể ếch ngồi đáy giếng mãi như vậy được.
Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Unit 2: Health
Phần Lịch sử
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7
Chương 2. Số thực
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7