Phần Lịch sử

Bài tập 2 trang 42

1. Nội dung câu hỏi

Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và sửa lại câu sai cho đúng.

1. Thế kỉ XVI - XVIII, tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều bị sa sút nghiêm trọng do các cuộc xung đột kéo dài.

2. Người nông dân ở Đàng Ngoài bị mất ruộng đất buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước.

3. Nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

4. Chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều duy trì hoạt động của các quan xưởng.

5. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy buôn bán mở rộng vào nửa sau thế kỉ XVIII.

6. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, thành thị suy tàn dần là do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

 

2. Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức bài 9 - SGK lịch sử và địa lí 8  - Kết nối tri thức.

 

3. Lời giải chi tiết

- Các câu đúng là: 2, 3, 4, 6

- Các câu sai là:

+ Câu số 1 => sửa lại: Thế kỉ XVI - XVIII, Sản xuất nông nghiệp Ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng; trong khi đó, ở Đàng Trong, do khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Câu số 5 => sửa lại: Đến nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved