1. Quan hệ giữa góc và cạnh trong một tam giác
2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên – Giữa đường xiên và hình chiếu
3. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác
Bài tập - Chủ đề 5 : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
Luyện tập - Chủ đề 5 : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
1. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
2. Tính chất tia phân giác của một góc
3. Tính chất ba đường phân giác của tam giác
4. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
5. Tính chất ba đường trung trực của tam giác
6. Tính chất ba đường cao trong tam giác
Bài tập - Chủ đề 6 : Các đường đồng quy của tam giác
Luyện tập - Chủ đề 6 : Các đường đồng quy của tam giác
Đề bài
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD, G là trọng tâm. Trên tia đối của tia DG lấy điểm E sao cho DE = DG.
a) Chứng minh rằng BG = GC = CE = BE.
b) Chứng minh \(\Delta ABE = \Delta ACE\)
c) Nếu \(CG = {1 \over 2}AE\) thì tam giác ABC là tam giác gì ? Vì sao ?
Lời giải chi tiết
a) Ta có:\(BC \bot GE\) tại D (gt) và D là trung điểm của GE (DE =DG, \(D \in EG\))
=> BC là đường trung trực của GE
=> BG = BE và GC = CE (1)
∆ABC cân tại A có AD là đường cao (gt)
=> AD là đường trung tuyến => D là trung điểm của BC
Mà \(GE \bot BC\) tại D (gt). Nên GE là đường trung trực của BC
=> BG = GC và BE = CE (2)
Từ (1) và (2) suy ra BG = GC = CE = BE.
b) Xét ∆ABE và ∆ACE ta có:
AB = AC (∆ABC cân tại A), BE = EC (câu a) và AE (cạnh chung)
Do đó: ∆ABE = ∆ACE (c.c.c).
c) ∆ABC cân tại A có AD là đường cao (gt)
=> AD là đường phân giác của góc BAC \( \Rightarrow \widehat {BAC} = 2\widehat {GAC}\)
∆ABC có G là trọng tâm, AD là đường trung tuyến \( \Rightarrow AG = {2 \over 3}AD\)
Do đó \(DE = DG = {1 \over 3}AD.\) Nên \(AG = EG = {1 \over 2}AE\)
Mà \(CG = {1 \over 2}AE\) (gt). Nên EG = GC = AG
Mà CE = GC. Ta có EG = GC = CE => ∆GEC đều \( \Rightarrow \widehat {EGC} = 60^\circ\)
Mà AG = GC (= GE) => ∆GAC cân tại G \( \Rightarrow \widehat {GAC} = \widehat {GCA}\)
Do đó \(\widehat {GAC} = {1 \over 2}\widehat {EGC} = {1 \over 2}.60^\circ = 30^\circ\). Nên \(\widehat {BAC} = 2\widehat {GAC} = 60^\circ\)
∆ABC cân tại A có \(\widehat {BAC} = 60^\circ\). Do đó ∆ABC đều.
Unit 4: Community Services
Chủ đề 3: Thầy cô - người bạn đồng hành
Chủ đề 4. Âm thanh
Đề thi học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7