Đọc lại văn bản Thuỷ tiên tháng Một (từ Như Giôn Hô-đơ-rơn đến “sự rối loạn khí hậu toàn cầu") trong SGK (tr. 80) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nêu khái quát nội dung chính của đoạn trích.
Phương pháp giải:
Nêu khái quát nội dung của đoạn trích “Thủy tiên tháng Một”
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính của đoạn trích “Thủy tiên tháng Một” là nói về những cách hiểu khác nhau của mọi người về “sự nóng lên của Trái Đất” trong việc phản ánh tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ở nước ta
Câu 2
Theo những gợi ý của tác giả trong đoạn trích và dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu thêm những bằng chứng khác nhằm làm sáng tỏ vấn đề “sự rối loạn của khí hậu toàn cầu” hiện nay
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân, đưa ra những bằng chứng khác về “sự rối loạn của toàn cầu hiện nay”
Lời giải chi tiết:
“Sự rối loạn của toàn cầu hiện nay” được biểu hiện cụ thể bằng việc thủng tầng odôn, trái đất nóng lên, mùa hè nóng bức, cháy rừng, hạn hán xảy ra ở một số nơi.
Câu 3
Chỉ ra những thao tác đã được tác giả sử dụng để làm tăng tính thuyết phục của ý kiến do mình đưa ra
Phương pháp giải:
Chỉ ra những thao tác được tác giả sử dụng để làm tăng tính thuyết phục cho ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
+ Thao tác phân tích: phân tích thuật ngữ “Sự nóng lên của Trái Đất”
+ Thao tác chứng minh: Đưa ra dẫn chứng thực tế cho thấy rằng việc Trái Đất nóng lên không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn căn cứ vào độ bay hơi của nước, lượng mưa, độ ẩm không khí, độ bay hơi của đất, sự lưu chuyển không khí,...
Câu 4
Căn cứ vào những gì đã thể hiện trong đoạn trích, hãy nêu nhận xét của em về tác dụng của việc phân tích thông tin trong một văn bản thông tin.
Phương pháp giải:
Nêu nhận xét của bản thân về tác dụng phân tích thông tin trong một văn bản thông tin
Lời giải chi tiết:
Việc phân tích thông tin trong một văn bản thông tin sẽ làm cho nội dung thông tin được đưa ra tiếp cận gần hơn với người đọc, giúp người đọc hiểu rõ các khía cạnh khác nhau của thông tin và có cái nhìn toàn diện hơn về thông tin được tiếp nhận.
Câu 5
Theo em, những cụm từ nào trong đoạn trích có thể được xem là thuật ngữ? Vì sao em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Chỉ ra các thuật ngữ có trong văn bản và giải thích lí do xác định như vậy
Lời giải chi tiết:
+ Các thuật ngữ có trong văn bản là Sự nóng lên của Trái Đất, biến đổi khí hậu, hệ sinh thái, sự rối loạn của khí hậu toàn cầu,...
+ Có thể xác định được như vậy là vì những cụm từ này được nhìn nhận và giải thích dưới góc nhìn khoa học, thông tin đưa ra để giải thích cho các thuật ngữ này cần mang tính chính xác cao.
Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chủ đề 7. Trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật
Chương 5: Thu thập và biểu diễn dữ liệu
Bài 7. Thơ
Đề thi học kì 1
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7