SBT VĂN TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Bài tập 6 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tác đất tấc vàng.

(2) Con trâu là đầu cơ nghiệp.

(3) Dâu non ngon miệng tắm.

(4) Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng.

(5) Đừng tham lợi nhỏ mà bỏ nghĩa lớn.

(6) Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.

(Nguyễn Xuân Chính (Chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), Sđd)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Câu 1

Liệt kê các cặp vẫn ở các câu tục ngữ trên và rút ra nhận xét.

Phương pháp giải:

Chỉ ra các tiếng hiệp vần với nhau trong các câu tục ngữ và rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Các tiếng hiệp vần với nhau trong các câu tục ngữ:

+ tấc – tấc

+ trâu – đầu

+ non – ngon

+ mưa – thưa

+ nhỏ – bỏ

+ chín – chín

- Nhận xét: Các câu tục ngữ đều hiệp vần với nhau, tạo ra sự hài thanh, vần điệu làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 2

Hãy phân chia 6 câu tục ngữ trên thành các nhóm dựa trên kinh nghiệm mà tác giả dân gian rút ra được.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung câu tục ngữ, chia các câu tục ngữ ra thành các nhóm khác nhau

Lời giải chi tiết:

Có thể chia 6 câu tục ngữ đã cho thành các nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Kinh nghiệm về thời tiết (câu 4)

+ Nhóm 2: Kinh nghiệm về lao động sản xuất câu (1), (2), (3)

+ Nhóm 3: Kinh nghiệm về đời sống câu (5), (6)

Câu 3

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu "Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề."? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?

Phương pháp giải:

Chỉ ra ý nghĩa câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

+ Câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề” có nghĩa là làm một nghề cho giỏi, cho thành thạo còn hơn biết nhiều nghề nhưng không giỏi hẳn một nghề nào.

+ Bài học: Mỗi người cần trau dồi, rèn luyện bản thân thành thạo một nghề chính để lấy đó làm nghề kiếm sống của mình, sau đó hãy nghĩ tới việc học và làm thêm các nghề khác.

Câu 4

Trong các câu tục ngữ trên, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nổi quả? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Chỉ ra câu tục ngữ có biện pháp tu từ nói quá và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải chi tiết:

Câu tục ngữ có biện pháp tu từ nói quá là “tấc đất tấc vàng”

Tác dụng: Gây ấn tượng cho người đọc về giá trị quý báu của đất đai, xem đất đai quý giá như vàng nên con người cần phải khai thác và sử dụng đất hợp lí.

Câu 5

Hãy đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ "Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề."

Phương pháp giải:

Đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề”

Lời giải chi tiết:

Tôi khuyên thật anh nên chú tâm vào một nghề thôi, một nghề cho chín, hơn chín mười nghề mà. 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved