Đọc truyện ngụ ngôn Sư tử và chuột và trả lời các câu hỏi:
Với mọi người vui lòng giúp đỡ,
Nhiều khi cần kẻ nhỏ hơn ta.
Ngụ ngôn đôi chuyện nêu qua,
Còn bao sự việc thật là đáng tin.
Chúa sơn lâm có sư tử nọ,
Chuột lơ ngơ vừa ló ra ngoài
Nhảy vào chân chúa, chao ôi!
Bao dong lượng cả, may đời chuột con.
Ơn trời bể chuột còn ghi nhớ,
Có ai ngờ chúa lỡ sa cơ
Lọt trong tấm lưới bất ngờ
Chúa gầm, chúa rống chỉ chờ chết thôi.
Chuột chạy vội đến nơi nguy hiểm
Dùng hàm răng gậm nhấm lưới dày,
Một mắt đứt kéo cả dây.
Thời giờ không tiếc lại dày kiến tâm
Khoẻ gân, cuồng nhiệt sao bằng.
(Nguyễn Đình – Huỳnh Lý dịch, Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr. 47)
Câu 1
Vì sao sư tử hùng mạnh chỉ có thể chờ chết khi mắc phải tấm lưới?
Phương pháp giải:
Lí giải vì sao sư tử hùng mạnh chỉ có thể chờ chết khi mắc phải tấm lưới.
Lời giải chi tiết:
Sư tử hùng mạnh chỉ có thể chờ chết khi mắc phải tấm lưới bởi vì sư tử chỉ biết vẫy vùng trong tấm lưới, càng vẫy thì càng bị các mắt lưới bao vây chặt hơn, xiết chặt vào cơ thể khiến cho không thể thoát ra được.
Câu 2
Sức mạnh nào đã khiến chú chuột nhỏ yếu hơn nhưng lại cứu được sư tử?
Phương pháp giải:
Chỉ ra sức mạnh đã khiến chú chuột nhỏ yếu hơn nhưng cứu được sư tử.
Lời giải chi tiết:
Chú chuột nhỏ yếu hơn nhưng cứu được sư tử bởi vì chú biết sử dụng mưu trí, dùng hàm răng sắc nhọn của mình để nhấm lưới dày, làm đứt lưới và cứu sư tử ra.
Câu 3
Vì sao chuột vội đến nơi nguy hiểm để cứu sư tử?
Phương pháp giải:
Lí giải vì sao chuột đến nơi nguy hiểm để cứu sư tử
Lời giải chi tiết:
Chuột đến nơi nguy hiểm để cứu sư tử là bởi vì chuột nhớ ơn ngày trước của sư tử đối với mình nên đã tức tốc, vượt qua hiểm nguy để cứu chúa sơn lâm thoát khói lưới vây bắt
Câu 4
Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
Phương pháp giải:
Nêu bài học mà bản thân có thể rút ra từ câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
+ Cần phải ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ mình và cần phải trả ơn cho họ khi có cơ hội.
+ Mỗi người đều có một điểm mạnh, điểm yếu riêng nên cần tôn trọng giá trị riêng của mỗi người.
Câu 5
Nêu cảm nhận của em về nhân vật sư tử.
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật sư tử.
Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật sư tử.
Lời giải chi tiết:
Sư tử là một loài vật có sức mạnh hơn hẳn so với những loài vật khác. Nhưng khi bị mắc vào lưới, sư tử chỉ biết vùng vẫy mà chẳng thể nào thoát thân. Điều đó cho thấy rằng mỗi cá thể trên cuộc đời đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng và khi ta sẵn lòng giúp đỡ người khác thì ta sẽ được nhận về một cách xứng đáng.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7
Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta
Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Đề thi giữa kì 2
Bài 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7