VI.1
Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm
A. tích điện âm.
B. tích điện dương.
C. không tích điện.
D. được che chắn bằng một tấm thủy tinh dày.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về hiện tượng quang điện.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm được che chắn bằng một tấm thủy tinh dày.
Chọn D
VI.2
Chiếu ánh sáng nhìn thấy vào chất nào dưới đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện?
A. Đồng.
B. Bạc.
C. Kẽm.
D. Natri.
Phương pháp giải:
Sử dụng bảng giới hạn quang điện của một số kim loại
Sử dụng điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện \(\lambda \le {\lambda _0}\)
Lời giải chi tiết:
Chiếu ánh sáng nhìn thấy có thể xảy ra hiện tượng quang điện đối với natri
Chọn D
VI.3
Trộn ánh sáng đơn sắc đỏ với ánh sáng đơn sắc vàng thì được ánh sáng màu da cam. Quá trình nào dưới đây đã xảy ra?
A. Tổng hợp một phôtôn ánh sáng đỏ với một phôtôn ánh sáng vàng thành một phôtôn ánh sáng da cam.
B. Tổng hợp sóng điện từ có tần số nhỏ (ứng với ánh sáng đỏ) với sóng điện từ có tần số lớn (ứng với ánh sáng vàng) để được một sóng điện từ có tần số trung gian (ứng với ánh sáng da cam).
C. Vẫn tồn tại hai loại phôtôn riêng rẽ (hay hai sóng điện từ riêng rẽ); nhưng hình thành một cảm giác màu mới.
D. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng thành năng lượng ánh sáng da cam.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về thuyết lượng tử ánh sáng.
Lời giải chi tiết:
Vẫn tồn tại hai loại phôtôn riêng rẽ (hay hai sóng điện từ riêng rẽ); nhưng hình thành một cảm giác màu mới.
Chọn C
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 12
Bài 2. Thực hiện pháp luật
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 7 – Hóa học 12