VII.6
Các hạt nhân đơtêri \({}_1^2H;\) triti \({}_1^3H\); heli \({}_2^4He\) có năng lượng liên kết lần lượt là \(2,22MeV;8,49MeV\) và \(28,16MeV.\) Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là:
A. \({}_1^2H;{}_2^4He;{}_1^3H\)
B. \({}_1^3H;{}_2^4He;{}_1^2H\)
C. \({}_1^2H;{}_1^3H;{}_2^4He\)
D. \({}_2^4He;{}_1^3H;{}_1^2H\)
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững
Sử dụng công thức tính năng lượng liên kết riêng là \(\sigma = \dfrac{{\Delta E}}{A}\)
Lời giải chi tiết:
+ Năng lượng liên kết riêng của \({}_1^2H\)là \({\sigma _{_1^2H}} = \dfrac{{\Delta {E_{_1^2H}}}}{{{A_{_1^2H}}}} = \dfrac{{2,22}}{2}\\ = 1,11(MeV/nuclon)\)
+ Năng lượng liên kết riêng của \({}_1^3H\)là \({\sigma _{_1^3H}} = \dfrac{{\Delta {E_{_1^3H}}}}{{{A_{_1^3H}}}} = \dfrac{{8,49}}{3}\\ = 2,83(MeV/nuclon)\)
+ Năng lượng liên kết riêng của \({}_2^4He\)là \({\sigma _{{}_2^4He}} = \dfrac{{\Delta {E_{{}_2^4He}}}}{{{A_{{}_2^4He}}}} = \dfrac{{28,16}}{3} \\= 7,04(MeV/nuclon)\)
Vì \({\sigma _{_2^4He}} > {\sigma _{_1^3H}} > {\sigma _{_1^2He}}\) nên các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là: \({}_2^4He;{}_1^3H;{}_1^2H\)
Chọn D
VII.7
Có hai phản ứng hạt nhân:
\({}_{88}^{226}Ra \to {}_2^4He + {}_{86}^{222}Ra\) (1)
\({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{54}^{139}Xe + {}_{38}^{95}Sr + 2{}_0^1n\) (2)
Phản ứng nào ứng với sự phóng xạ? Phản ứng nào ứng với sự phân hạch?
A. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phóng xạ.
B. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phân hạch.
C. Phản ứng (1) ứng với sự phóng xạ; phản ứng (2) ứng với sự phân hạch.
D. Phản ứng (1) ứng với sự phân hạch ; phản ứng (2) ứng với sự phóng xạ.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phản ứng phân hạch và phóng xạ
Lời giải chi tiết:
Phản ứng (1) ứng với sự phóng xạ; phản ứng (2) ứng với sự phân hạch.
Chọn C
VII.8
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
A. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
B. đều không phải là phản ứng hạt nhân.
C. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phản ứng phân hạch và phóng xạ
Lời giải chi tiết:
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Chọn D
Đề kiểm tra 15 phút
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 6 – Hóa học 12
CHƯƠNG VI. SÓNG ÁNH SÁNG
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Chương 4: Polime và vật liệu polime