VII.9
Hạt nhân nào dưới đây chắc chắn không có tính phóng xạ?
A. \({}_2^4He\) B. \({}_6^{14}C\)
C. \({}_{15}^{32}P\) D. \({}_{27}^{60}Co\)
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phóng xạ.
Lời giải chi tiết:
Phóng xạ xảy ra đối với hạt nhân không bền vững nên \({}_2^4He\) không có tính phóng xạ
Chọn A
VII.10
Hạt nhân nào dưới đây, nếu nhận thêm nơtron sẽ bị phân hạch?
A. \({}_2^3He\) B. \({}_3^6Li\)
C. \({}_{53}^{130}I\) D. \({}_{92}^{235}U\)
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phản ứng phân hạch.
Lời giải chi tiết:
\({}_{92}^{235}U\) nếu nhận thêm nơtron sẽ bị phân hạch
Chọn D
VII.11
Xét phản ứng:
\({}_{92}^{236}U* \to {}_{54}^{139}Xe + {}_{38}^{95}Sr + 2{}_0^1n\)
Phản ứng này ứng với:
A. Sự phóng xạ
B. Sự phân hạch
C. Sự tổng hợp hạt nhân
D. Phản ứng hạt nhân kích thích
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phản ứng phân hạch.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng trên là phản ứng phân hạch.
Chọn B
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hoá học 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
Bài 18. Đô thị hóa
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
Unit 5. Higher Education