Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
“Thưa rằng: Tôi Kiều Nguyệt Nga"
Con này tì tất tên là Kim Liên.
…
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Nếu đọc “Truyện Kiều”, người đọc vô cùng sảng khoái với hành động khuấy nước chọc trời của Từ Hải thì đọc “Lục Vân Tiên" người đọc lại vô cùng hả hê với hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên. Một anh học trò trên đường đi thi, “giữa đường gặp sự bất bằng”, “bẻ cây làm gậy" đánh tan bọn cướp cứu người lương thiện. Để cho cái thiện toàn thắng là một cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu biểu dương sức mạnh của chính nghĩa, của vị nghĩa.
Khi “ tả đột hữu xông" đánh cướp, Lục Vân Tiên chỉ biết cứu dân, dẹp bọn “ hồ đồ hại dân", hành động anh hùng của Vân Tiên thật là trọn vẹn (nếu Vân Tiên biết mình đánh để cứu người đẹp, thì lòng dũng cảm của người anh hùng bị hoài nghi). Nhưng gieo cái gì thì gặt cái đó. Sau khi “dẹp rồi lũ kiến chồm ong”, người được chàng cứu nạn lại là một giai nhân.
Đoạn thơ dưới đây, nhà thơ kể lại cuộc hội ngộ buổi đầu giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, anh hùng và giai nhân:
"... Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con này tì tất tên là Kim Liên.
…..
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Trước đoạn đối thoại này là thái độ ngạc nhiên của Lục Vân Tiên khi nhìn thấy trong xe hai tiểu thư đẹp như mộng. Chàng hỏi:
“Tiểu thư con gái nhà ai,
Đi đâu đến nỗi mang tai bất kì.
Chẳng hay tên họ là chi,
Khuê môn phận gái việc gì đến đây?
Trước sau chưa hãn dạ này,
Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra ?”
Nguyệt Nga trả lời ngay vào điều mà Vân Tiên cần biết ấy là tên tuổi của nàng: "... Thưa rằng: tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con này tì tất tên là Kim Liên."
Lời thưa của tiểu thư lễ độ, tỏ ra là con nhà gia giáo. Nàng chọn đại từ "tôi" trung hòa về tình cảm, lịch thiệp mà không suồng sã. Lời lẽ của nàng chân thật:
"Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê. ”
Thì ra tiểu thư là con của một viên quan tri phủ. Tất nhiên là qua lời kể. Lục Vân Tiên mới hay. (Nếu Lục Vân Tiên biết trước là cứu con quan thì người ta cũng dễ nghi lòng dũng cảm của người anh hùng. Người ta có thể luận rằng vì cứu con quan nên anh chàng mới đánh hăng như vậy...)
Có một chi tiết rất khó nói, vậy mà Kiều Nguyệt Nga lại nói trôi chảy và tự nhiên:
"Sai quan đem bức thư về,
Rước tôi qua đó định bề nghi gia. "
Nói ra lời đó, chứng tỏ nàng là một người chân thật. Lời thành thật của nàng gây ra mội chút kịch tính trong buổi đàm thoại. Anh học trò Vân Tiên làm sao khỏi bị “sốc" trước sự “định bề nghi gia" của người cha như vậy. Kịch tính càng tăng lên thêm khi tiểu thư càng thành thật:
'"Làm con đâu dám cãi cha,”
Trái tim người anh hùng cảm thấy êm ái là khi nghe Kiều Nguyệt Nga "bình công" xứng đáng cử chỉ dũng cảm của chàng:
"Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi."
Vân Tiên chưa kịp đáp thì Kiều Nguyệt Nga tiếp lời, tìm cách đền ân cho chàng:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào tơ,
Giữa đường gặp phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng."
Từ cách xưng hô nhún nhường (tiện thiếp) cho đến cử chỉ “lạy" rất thành kính chứng tỏ Kiều Nguyệt Nga hết sức thấm thía với cử chỉ nghĩa hiệp của Vân Tiên. Lời mời mọc của nàng cũng khéo léo:
"Gặp đây đương lúc giữa đàng, của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không?”
Trong lời phân bua của Nguyệt Nga, cái gì cũng không "của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không", vậy mà có, có cái còn quí hơn của tiền, bạc vàng là tấm lòng thành của kẻ chịu ơn, là cái tình của nhi nữ.
Lục Vân Tiên nghe Kiều Nguyệt Nga giãi bày hẳn là mát lòng, mát dạ, nhưng với tư cách là một anh học trò, bụng đầy chữ của thánh hiền thì từng lời của Nguyệt Nga có chỗ không tránh khỏi nữ nhi thường tình:
“Vân Tiên nghe nói liền cười,
Làm ơn há để cùng người trả ơn.''
Nụ cười của Vân Tiên là nụ cười của một người anh hùng, hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi. Lời nói "làm ơn há để trông người trả ơn" cũng chân thành. Hành động đánh cướp cứu dân của Vân Tiên là hành động cao cả, thể hiện lý tưởng của người anh hùng:
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."
Người Nam Bộ thích Lục Vân Tiên chính là lý tưởng vì nghĩa này.
Đây là một đoạn truyện hay trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Bằng lối kể chuyện nôm na mà chân thật, tác giả đã dựng lên cuộc gặp gỡ sinh động giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, anh hùng và giai nhân. Lòng biết ơn chân thành của Kiều Nguyệt Nga và thái độ vì nghĩa của Lục Vân Tiên tạo ra sức hấp dẫn của đoạn thơ. Người đọc “'Lục Vân Tiên", nếu còn một chút gì để nhớ thì chính là ở cái triết lý này đây:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."
Nguyễn Đức Quyền.
Trích:
Đề thi vào 10 môn Toán Đà Nẵng
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 9
Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Bài 4: Bảo vệ hòa bình