I. Các nước châu Phi
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Trước và trong CTTG II, các nước Châu Phi đều là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
- CTTG II kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh, Pháp (2 quốc gia thống trị nhiều vùng tại châu Phi) => Tạo điều kiện thuận lợi.
- Ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á đã tác động đến châu Phi.
2. Các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc
Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (đọc thêm)
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đã thu được một số thành tựu kinh tế - xã hội.
- Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).
- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU), sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục.
- Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.
Tình trạng đói nghèo ở nhiều nước châu Phi
4. Mở rộng: Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là gì?
- Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.
ND chính
Sơ đồ tư duy Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 12
CHƯƠNG 3. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 3 – Hóa học 12