Câu 1
Hãy viết tên, kí hiệu các nguyên tố nhóm I, nhóm II, nhóm VII trong bảng tuần hoàn. Cho biết sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong nhóm.
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Lời giải chi tiết:
Tên, kí hiệu các nguyên tố nhóm I: Hidro(H); Liti(Li); Natri(Na); Kali(K); Rubidi(Rb); Xeci(Cs); Franxi(Fr)
Tên, kí hiệu các nguyên tố nhóm VII: Flo(F); Clo(Cl); Brom(Br); Iot(I); Atatin(At)
Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong nhóm: Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.
Câu 2
Viết tên, kí hiệu các nguyên tố chu kì 2, 3 trong bảng tuần hoàn. Cho biết sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì.
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Lời giải chi tiết:
Tên, kí hiệu các nguyên tố chu kì 2: Liti(Li); Beri(Be); Bo(B); Cacbon(C); Nito(N); Oxi(O); Flo(F); Neon(Ne)
Tên, kí hiệu các nguyên tố chu kì 3: Natri(Na); Magie(Mg); Nhôm(Al); Silic(Si); Photpho(P); Lưu huỳnh(S); Clo(Cl); Agon(Ar)
Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì: Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
Câu 3
Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố R (là S, C, P) và công thức các hợp chất của R với hidro. Có nhận xét gì về tổng hóa trị cao nhất của R trong hợp chất với oxi và hợp chất khí với hidro của cùng một nguyên tố.
Lời giải chi tiết:
Công thức các oxit cao nhất của nguyên tố S, C, P: SO3; CO2; P2O5
Công thức các hợp chất của R với hidro: H2S; CH4; PH3
Nhận xét: Tổng hóa trị cao nhất của R trong hợp chất với oxi và hợp chất khí với hidro của cùng một nguyên tố bằng 8
Bài 21
CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La
Văn biểu cảm