Bài 11. Quy luật phân li
Bài 12. Quy luật phân li độc lập
Bài 13. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
Bài 14. Di truyền và liên kết
Bài 15. Di truyền liên kết với giới tính
Bài 16. Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
Bài 17. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen
Bài 18. Bài tập chương II
Đề bài
Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra được những kết luận gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Lời giải chi tiết
Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) có giống hoa đỏ với kiểu gen AA và giống hoa trắng có kiểu gen aa. Khi đem cây thuộc giống hoa đỏ thuần chủng trồng ở 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20oC lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa trắng trồng ở 20oC hay 35°C đều chỉ ra hoa màu trắng.
Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, còn môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Vì vậy kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen còn chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường trong và ngoài cơ thể.
+ Các yếu tố của môi trường ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH trong đất, chế độ dinh dưỡng… tác động đến sự biểu hiện tính trạng. VD: Sự biểu hiện của mỡ vàng ở thỏ do 2 yếu tố: có kiểu gen yy và lượng thức ăn giàu chất caroten. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì không xuất hiện mỡ vàng.
+ Tác động của môi trường còn phụ thuộc vào loại tính trạng: loại tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, ít ảnh hưởng của môi trường. Các tính trạng số lượng là những tính trạng đa gen, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.
+ Tác động của môi trường trong đến hoạt động của gen được thể hiện trong mối quan hệ: giữa các gen với nhau; giữa gen trong nhân và gen ở tế bào chất hoặc giới tính của cơ thể.
+ Giới tính ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen. VD: ở cừu, kiểu gen HH: có sừng, hh: không sừng, gen nằm trên NST thường. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực, không sừng ở cừu cái. Ở người, kiểu gen Bb biểu hiện hói đầu ở nam, không hói đầu ở nữ.
Địa lí dân cư
Unit 12. Water Sports
PHẦN 7: SINH THÁI HỌC
Bài 2. Thực hiện pháp luật
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)