Bài 11. Quy luật phân li
Bài 12. Quy luật phân li độc lập
Bài 13. Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
Bài 14. Di truyền và liên kết
Bài 15. Di truyền liên kết với giới tính
Bài 16. Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
Bài 17. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen
Bài 18. Bài tập chương II
Đề bài
Nêu những đặc điểm của quần thể ngẫu phối.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
Lời giải chi tiết
- Trong quần thể ngẫu phối có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản (giữa đực và cái, giữa bố mẹ và con).
- Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên. Chính mối quan hệ về sinh sản là cơ sở đảm bảo cho quần thể tồn tại trong không gian và theo thời gian.
- Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình. Quá trình giao phối là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen, do đó đưa đến sự đa hình về kiểu hình. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản, chúng sai khác nhau về nhiều chi tiết.
- Nếu gọi r là số alen thuộc một gen (lôcut), còn n là số gen khác nhau, trong đó các gen phân li độc lập, thì số kiểu gen khác nhau trong quần thể được tính bằng công thức:
\({\left[ {{{r\left( {r + 1} \right)} \over 2}} \right]^n}\)
- Trong quần thể các loài động, thực vật giao phối thì số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn, số gen có nhiều alen không phải là ít, vì thế quần thể rất đa hình, khó mà tìm được 2 cá thể giống hệt nhau (trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng).
- Tuy quần thể là đa hình nhưng một quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng loài ở những tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình. Ví dụ, tỉ lệ % các nhóm máu A, B, O thay đổi tuỳ từng quần thể người.
- Giao phối ngẫu nhiên là nét đặc trưng giữa các cá thể trong quần thể.
Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ
CHƯƠNG 2. CACBOHIDRAT
Review 3
CHƯƠNG VI. SÓNG ÁNH SÁNG