II - BÀI TẬP BỔ SUNG
10.a.
Trong biến trở con chạy ở hình 10.1a SGK ,để con chạy C ở một vị trí xác định và lần lượt mắc nói tiếp vào mạch điện hai đầu A và M, rồi hai đầu A và N của biến trở vào mạch điện thì trong hai lần đó cường độ dòng điện có bằng nhau không ? Vì sao?
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về dòng điện chạy trong vật dẫn và cơ chế hoạt động của biến trở.
Lời giải chi tiết:
Không bằng nhau vì khi nối tại 2 điểm A và M thì dòng điện không chạy qua cuộn dây nào của biến trở. Nếu mắc tại hai điểm A và N thì dòng điện chạy qua tất cả các cuộn dây của biến trở.
10.b.
Trong biến trở tay quay ở hình 10.1b lần lượt mắc hai chốt A và N rồi B và N thì cường độ dòng điện chạy trong mạch có khác nhau không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về dòng điện chạy trong vật dẫn và cơ chế hoạt động của biến trở.
Lời giải chi tiết:
Không bằng nhau vì khi nối tại 2 điểm B và N thì dòng điện không chạy qua cuộn dây nào của biến trở. Nếu mắc tại hai điểm A và N thì dòng điện chạy qua tất cả các cuộn dây của biến trở.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 1
CHƯƠNG III. QUANG HỌC
Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải